Trạm Atamanskaya trên tuyến đường ống dẫn khí Power of Siberia giữa Nga và Trung Quốc |
reuters |
Nôn nóng giảm lệ thuộc về khí thiên nhiên vào các đối thủ địa chính trị như Mỹ và Úc, Trung Quốc đang xúc tiến dự án tuyến đường ống nhằm tăng cường nhập khẩu từ Nga, theo tờ Nikkei Asia ngày 12.3.
Xúc tiến hàng loạt dự án
Công tác chuẩn bị cho tuyến đường ống mới đến đảo Sakhalin của Nga đang đẩy mạnh tối đa tại tỉnh Hắc Long Giang ở Trung Quốc, bất chấp thời tiết lạnh giá. Một nguồn tin cho hay việc xây dựng sẽ tiến hành ngay khi mùa xuân đến.
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã đồng ý nhập khẩu thêm khí thiên nhiên từ Tập đoàn Gazprom của Nga trong thỏa thuận được công bố bên lề cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng trước.
Nga mở đường dẫn khí đốt đến Trung Quốc |
Hiện Power of Siberia là đường ống dẫn khí duy nhất giữa Trung Quốc và Nga, bắt đầu vận hành vào năm 2019 và có lưu lượng hằng năm là 38 tỉ m3. Hai nước dự định lập tuyến đường ống theo thỏa thuận mới với lưu lượng 10 tỉ m3.
Dự án cũng được triển khai tại Nga khi Gazprom vào ngày 1.3 cho hay đã bắt tay vào việc chuẩn bị xây đường ống Power of Siberia 2, sẽ dẫn đến Mông Cổ và có lưu lượng hằng năm 50 tỉ m3.
Giảm lệ thuộc Bộ tứ
Trung Quốc lệ thuộc vào nhập khẩu khoảng phân nửa lượng khí đốt. Khoảng 2/3 trong số đó là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và Trung Quốc năm ngoái vượt qua Nhật Bản, trở thành nước nhập khẩu loại nhiên liệu này nhiều nhất thế giới.
Trung Quốc nhập khẩu khoảng 40% LNG từ Úc và 10% từ Mỹ. “Chúng tôi ngày càng lệ thuộc vào các nước Quad (Bộ tứ kim cương), và đó là vấn đề cần giải quyết”, theo một nhân vật ẩn danh trong ngành công nghiệp năng lượng Trung Quốc. Bộ tứ kim cương gồm Ấn Độ, Mỹ, Nhật và Úc.
Giới quan sát cho rằng Nga có thể cung cấp giải pháp tiềm năng cho vấn đề trên. Hai bên đã đối thoại để mở rộng và xây 4 tuyến đường ống, theo Hoàn Cầu thời báo dẫn lời chuyên gia Lưu Tiền thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nga – Trung Á tại Đại học Dầu khí Trung Quốc.
Điện Kremlin: Mỹ đang tiến hành cuộc chiến tranh kinh tế chống Nga |
Những dự án này, trong đó có tuyến Power of Siberia mở rộng và tuyến Altai mới đi qua khu tự trị Tân Cương, sẽ gia tăng lưu lượng giữa 2 nước lên 100 tỉ m3/năm, tương đương gần phân nửa sản lượng nhập khẩu của Trung Quốc.
Các dự án cũng đem lại lợi ích cho Nga. Moscow cung cấp từ 170 tỉ - 200 tỉ m3 khí thiên nhiên cho châu Âu qua các đường ống trong vài năm gần đây. Việc gia tăng cung cấp cho Trung Quốc dự kiến sẽ bù lại việc giảm xuất khẩu sang châu Âu do căng thẳng với phương Tây sau khi Nga đưa quân đến Ukraine.
Bình luận (0)