Tự động phát
Sự gia nhập của Trung Quốc dẫn đến giao dịch gia tăng. Trong khi đó, Nga cũng tìm cách ngăn chặn nguy cơ gián đoạn nguồn cung bằng việc đẩy mạnh giao thương với những nước chưa tham gia lệnh cấm vận của Mỹ và đồng minh.
Moscow đã sửa luật cho phép các quỹ đầu tư quốc gia của nước này mua ngoại tệ của Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi Nga không mua được euro và USD.
Ngày 1.9, Bloomberg dẫn lời một khách hàng ở Moscow cho hay ngoài ô tô Trung Quốc, ở Nga "chẳng còn xe nào của nước khác có thể mua". Tuy vậy, vị khách hàng này cho rằng có nhiều loại xe Trung Quốc để lựa chọn và chất lượng cũng tốt.
Chiến sự Ukraine đã đẩy nhanh tiến trình ngả về châu Á của Nga. Nhiều sự dịch chuyển lẽ ra trước đây phải mất nhiều năm đã diễn ra trong vài tháng.
Doanh số bán ra của hãng Great Wall Motor và Geely Automobile duy trì mức tăng ổn định trong tháng 7, thậm chí trong bối cảnh thị trường ô tô giảm sút đến 75% so với một năm trước đó.
Quý 2 chứng kiến 81% ô tô mới nhập khẩu đến từ Trung Quốc, so với 28% trong quý đầu năm.
Trong báo cáo ngày 24.8, ngân hàng trung ương Nga ghi nhận tâm lý kinh doanh trong ngành ô tô đã chuyển biến tích cực lần đầu tiên kể từ tháng 2, thời điểm Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Thị trường ô tô Nga đang dịch chuyển từ các nhà sản xuất châu Âu sang sử dụng ô tô châu Á. Điện thoại thông minh Trung Quốc cũng được ưa chuộng hơn sau khi Apple và Samsung ngừng bán sản phẩm tại thị trường Nga.
Hãng Xiaomi trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh bán chạy nhất trong quý 2.2022, soán ngôi của Samsung. Ba trong số 5 nhãn hàng bán chạy nhất là của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, báo Izvestia đưa tin nhu cầu về TV Trung Quốc cũng tăng gần gấp đôi kể từ tháng 2, vì Nhật Bản và Hàn Quốc ngừng nhập khẩu sản phẩm cho thị trường Nga.
Nghiên cứu Đại học Yale: các lệnh cấm vận đang làm nền tê liệt kinh tế Nga |
Bình luận (0)