Tên lửa Trường Chinh 5B và mô đun Mộng Thiên ở bãi phóng Văn Xương trên tên lửa Trường Chinh 5B hôm 31.10 trước giờ phóng |
afp |
Vào 15 giờ 27 (giờ địa phương), mô đun Mộng Thiên được đưa lên quỹ đạo trái đất bằng tên lửa Trường Chinh 5B từ bãi phóng Văn Xương ở đảo Hải Nam, Trung Quốc, theo Đài CCTV.
Mộng Thiên là mô đun thứ ba và cũng là cuối cùng ghép thành trạm không gian Thiên Cung trên quỹ đạo địa cầu. Tân Hoa xã đưa tin Mộng Thiên mang theo một loạt các thiết bị khoa học tối tân lên trạm, bao gồm “hệ thống đồng hồ nguyên tử lạnh đầu tiên trên không gian”.
“Nếu thành công, đồng hồ nguyên tử lạnh sẽ cung cấp giờ chính xác trên không gian, và sẽ không chạy chậm bất kỳ giây nào trong hàng trăm triệu năm”, theo nhà nghiên cứu Zhang Wei của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Như vậy, Trung Quốc đã thực hiện được kế hoạch hoàn thành trạm Thiên Cung trong năm 2022.
Trạm không gian Thiên Cung-1 của Trung Quốc rơi xuống Trái Đất |
Năm sau, Bắc Kinh có kế hoạch phóng kính viễn vọng Tuần Thiên vào không gian.
Trong cả hai lần phóng mô đun trước đó, lần lượt là mô đun chính Thiên Hòa vào ngày 29.4.2021 và mô đun Vấn Thiên ngày 24.7, rác tên lửa đẩy Trường Chinh 5B lại rơi xuống trái đất một cách không kiểm soát.
Sau khi phóng tên lửa đẩy, đa số các nước chọn giải pháp tiến nhập khí quyển có kiểm soát. Theo đó, họ tiếp tục theo dõi và tên lửa vẫn còn đủ nhiên liệu và chờ mệnh lệnh từ trung tâm điều khiển để đi vào khí quyển địa cầu. Biện pháp này cho phép bất kỳ vật liệu nào còn sót lại khi đi qua tầng khí quyển sẽ rơi xuống điểm đã định trên biển. Dòng tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc không thuộc nhóm trên.
Bình luận (0)