Báo South China Morning Post ngày 22.1 đưa tin các nhà khoa học tại Đại học Công nghiệp Tây bắc (NWPU) ở Trung Quốc và Trung tâm nghiên cứu và phát triển khí động học Trung Quốc (CARDC) đã phát triển loại drone đầu tiên trên thế giới có thể phóng từ tàu ngầm, thực hiện các nhiệm vụ dưới nước và trên không, sau đó có thể quay trở lại tàu.
Nhóm nghiên cứu cho biết với thiết kế cánh gập, drone này có thể di chuyển trong môi trường nước - không khí nhiều lần trong mỗi lần triển khai. Drone có tên là Feiyi, được mô tả là sẽ có tiềm năng ứng dụng lớn trong các lĩnh vực quân sự như trinh sát trên biển, giám sát và tấn công.
Theo trang Army Recognition, cánh quạt gấp được cho phép drone di chuyển linh hoạt dưới nước, giảm lực cản và khả năng tàng hình. Để đạt được hiệu quả cao nhất, Feiyi sử dụng các hệ thống đẩy riêng biệt cho các hoạt động trên không và dưới nước. Hệ thống đẩy trên không dựa vào 4 cánh quạt để bay linh hoạt và ổn định, trong khi 4 động cơ đẩy dưới nước cung cấp khả năng điều khiển chính xác.
Khi phóng từ tàu ngầm và ngoi lên mặt nước, Feiyi có thể giữ tư thế thẳng đứng trước những cơn sóng, dang rộng 4 cánh tay gắn quạt và sau đó bay lên. Sau khi hạ cánh trở lại mặt nước, cánh của drone sẽ gập lại và thiết bị có thể lặn xuống trong 5 giây.
Hệ thống điều khiển của drone kết hợp công nghệ Kiểm soát loại bỏ nhiễu động chủ động (ADRC), một phương pháp tiên tiến giúp bù đắp cho các nhiễu động môi trường trong quá trình chuyển đổi môi trường không khí và nước, giúp drone thực hiện nhiều nhiệm vụ trong 1 lần triển khai.
Xe 'tự sát' điều khiển từ xa hỗ trợ binh sĩ Ukraine trên chiến trường
Trong dân sự, Feiyi có thể được dùng để giám sát môi trường, thăm dò tài nguyên dưới nước và các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Đây được xem là bước tiến trong ngành công nghiệp thiết bị không người lái của Trung Quốc, trong bối cảnh những vũ khí không người lái ngày càng phổ biến và được áp dụng rộng rãi.
Bình luận (0)