Theo South China Morning Post, việc kết hợp này còn nhằm mục đích tổ chức quản lý khoảng 100 nhà máy xi măng tại các quốc gia nằm trong dự án “Con đường tơ lụa mới” của Trung Quốc trong vòng từ ba đến năm năm tới.
tin liên quan
Trung Quốc lên kế hoạch xây 'Thâm Quyến mới' gần Bắc KinhCổ phiếu các hãng xây dựng Đại lục tăng giá mạnh sau khi Tân Hoa xã cho hay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn xây khu kinh tế mới ở tỉnh Hà Bắc, ngang tầm với Thâm Quyến và Phố Đông ở Thượng Hải.
CNBM và Sinoma trong những năm gần đây đã phát triển hệ thống nhà máy xi măng trên toàn cầu với năng suất hằng năm đạt 520 triệu tấn. Hai hãng này hiện vận hành 35 nhà máy ở các quốc gia dọc theo “Con đường tơ lụa” cổ đại, nơi Trung Quốc vẫn đang đẩy mạnh thương mại và đầu tư.
“Trong kinh doanh, chúng tôi đã chuyển đổi từ một nhà sản xuất truyền thống sang tập trung về kỹ thuật sản xuất, thầu, xây dựng và cung cấp cả những dịch vụ quản lý sau khi các nhà máy đã hoàn thành. Chúng tôi đã thu thập được rất nhiều dữ liệu từ các hoạt động của khách hàng, điều này đã giúp chúng tôi giúp họ cắt giảm chi phí sản xuất”, Chang Zhangli, thư ký hội đồng quản trị của CNBM, cho hay.
Được biết, CNBM và Sinoma còn đóng vai trò quản lý sau khi hoàn thành xây dựng nhà máy tại các khu vực thiếu chuyên môn quản lý ở châu Phi và Trung Đông. “Việc quản lý, kiểm soát nhà máy nhiều hơn là một lợi thế cho chúng tôi vì chúng tôi có thể đảm bảo chất lượng cho các chủ sở hữu nhà máy. Hơn nữa, nhân viên của chúng tôi ở đó cũng có thể giúp chúng tôi tìm hiểu và phát triển thị trường lân cận, qua đó chúng tôi có thể tham gia sâu hơn vào kinh doanh tại các khu vực”, bà Chang nói.
Sinoma có khoảng 65% thị trường xây dựng nhà máy xi măng toàn cầu, không tính Trung Quốc. Theo ông Gu Chao, Phó chủ tịch kiêm phó giám đốc của Sinoma, công ty ông còn cạnh tranh với các công ty đa quốc gia khác như Lafarge Holcim của Thụy Sĩ. Còn tại Ả Rập Xê Út, Sinoma đã đạt hơn 20 triệu tấn năng lực sản xuất xi măng, chiếm khoảng 70% tổng năng lực của cả nước.
“Ở Ethiopia và Zambia, chúng tôi thậm chí còn xây dựng các công ty sản xuất và chế tạo vật liệu xây dựng toàn diện để phục vụ cho nhu cầu tại địa phương. Một phần của châu Phi hiện giờ vẫn giống như Trung Quốc những năm 1970 - 1980, vì thế cơ hội vẫn còn rất nhiều ở khu vực này”, ông Gu cho biết thêm.
Với tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định giảm từ 23,4% trong một thập niên tính đến năm 2014 xuống còn dưới 10% từ năm 2015, tỷ lệ tăng trưởng sản xuất xi măng của Trung Quốc cũng trở nên khá trì trệ. Bằng cách hợp nhất với Sinoma, hãng vật liệu xây dựng quốc doanh CNBM có thể giảm đòn bẩy nợ, chi phí hoạt động và cả biến động lợi nhuận.
tin liên quan
Không đầu tư mới sản xuất xi măng trên địa bàn TP.HCMUBND TP kiến nghị Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng VN giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 theo hướng không đầu tư mới các cơ sở sản xuất xi măng (bao gồm nhà máy sản xuất clinker và trạm nghiền) trên địa bàn TP.
Bình luận (0)