Trung Quốc sẽ có 5 tàu sân bay, 10 tàu ngầm hạt nhân?

19/08/2022 10:00 GMT+7

Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách Mỹ (CSBA) cho rằng Trung Quốc sẽ có 5 tàu sân bay và 10 tàu ngầm hạt nhân vào năm 2030.

Tàu sân bay Liêu Ninh và các tàu khác của Trung Quốc trong một lần ra biển

afp

Trang USNI News ngày 19.8 dẫn nghiên cứu mới công bố cho rằng Hải quân thuộc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có đủ nguồn lực để sở hữu 5 tàu sân bay và 10 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo vào năm 2030.

Sử dụng Công cụ Chọn lựa chiến lược (SCT), nghiên cứu của Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách Mỹ (CSBA) cho rằng PLA có đủ nguồn lực cần thiết để tiếp tục hiện đại hóa trong thập niên 2020.

Nghiên cứu mang tên “Những Chọn lựa của Trung Quốc” cho rằng lúc đầu quân đội nước này sẽ phát triển với tốc độ 3% cao hơn mức lạm phát vào đầu những năm 2030.

Đài Loan thể hiện năng lực phòng không giữa căng thẳng với Trung Quốc

Theo ông Jack Bianchi, tác giả chính của nghiên cứu, CSBA không cố gắng dự báo về ngân sách quốc phòng thực sự của Trung Quốc, do nước này không phân chia chi phí về thiết bị, huấn luyện, duy trì và nhân sự khi đưa ra các con số.

CSBA cũng không phán đoán về chi phí của tàu hộ tống hay máy bay, mà tập trung vào quân đội Trung Quốc ở cấp độ rộng và chiến lược. Các chuyên gia căn cứ vào tỷ lệ cho nghiên cứu, phát triển, mua sắm, duy tu và hủy bỏ vũ khí của Mỹ và áp dụng cho Trung Quốc.

Với Hải quân Trung Quốc, điều này có nghĩa là họ sẽ có thêm nhiều tàu hộ tống, xuồng tên lửa và tàu ngầm điện-diesel có thể được dùng để phòng vệ khu vực cũng như gây áp lực với Đài Loan.

Theo Newsweek, Trung Quốc hiện có 2 tàu sân bay đang trong biên chế và 1 tàu sân bay vừa hạ thủy, bên cạnh 6 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo.

Về việc thể hiện sức mạnh vươn xa khỏi Trung Quốc đại lục, nghiên cứu dự đoán Bắc Kinh sẽ có đủ kinh phí cho các tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu hậu cần xa bờ, oanh tạc cơ chiến lược và các máy bay vận tải, tiếp liệu chiến lược vào năm 2030.

Cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Phil Davidson, cho rằng dự báo này phù hợp với “mục tiêu dài hạn của Bắc Kinh về việc đạt vị thế cường quốc vào giữa thế kỷ này”.

Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay Phúc Kiến, hiện đại vượt trội 2 tàu sân bay trước

Theo ông, Mỹ hiện duy trì ưu thế dưới biển so với Trung Quốc nên có thể Bắc Kinh sẽ tìm cách mở rộng. Ông Davidson và ông Bianchi đều đồng ý rằng trong thập niên qua, Trung Quốc đã gia tăng năng lực duy trì hoạt động xa đại lục với các chiến dịch tại vịnh Aden, cũng như nhanh chóng học cách tích hợp các năng lực mới cho lực lượng hỗn hợp.

Theo ông Bianchi, công cụ phân tích của CSBA có thể áp dụng ở mọi lĩnh vực như không gian mạng, không gian và chiến tranh điện từ. Ông cho rằng năng lực hạt nhân của Trung Quốc, bao gồm các ứng dụng phi chiến lược, cần được xem xét toàn diện trong tương lai.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.