Mới đây, chuyên gia Gregory Poling, giám đốc chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm nghiến cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), khẳng định trong năm 2018, Trung Quốc đã bước vào giai đoạn mới của việc quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
tin liên quan
Tham vọng căn cứ AI dưới đáy Biển Đông của Trung QuốcCũng theo ông Poling, trong năm 2018, Trung Quốc tiếp tục đưa tàu hải quân đến Trường Sa và cho các tàu của lực lượng dân quân biển hiện diện ở khu vực. Ngoài ra, Trung Quốc hồi tháng 5 lần đầu tiên cho oanh tạc cơ H-6K hạ cánh xuống đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc cũng đã xây dựng cấu trúc mới phi pháp trên Đá Bông Bay thuộc nhóm đảo An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa.
Mưu đồ của Trung Quốc
Ông Poling cho rằng Trung Quốc đang áp dụng mô hình quân sự hóa ở Hoàng Sa đối với các đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa cho nên sau khi đã điều máy bay quân sự, lắp đặt tên lửa, Bắc Kinh sẽ đưa chiến đấu cơ xuống Trường Sa. Ông Poling còn nói rằng Trung Quốc đã xây dựng tổng cộng 72 nhà chứa chiến đấu cơ ở Trường Sa và khẳng định nước này không thể xây nhà chứa máy bay chỉ để trống.
tin liên quan
Quyền chánh án Philippines: phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông vẫn có hiệu lựcHồi tháng 11, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố muốn hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) trong vòng 3 năm nữa, đồng thời cam đoan nước này không tìm kiếm “quyền bá chủ hoặc bành trướng”. Tuy nhiên, theo chuyên gia Poling, việc đưa ra thời hạn 3 năm là cách Trung Quốc trì hoãn để có thể tiếp tục quân sự hóa ở Biển Đông. Ông cho rằng nếu trong 3 năm mà cảm thấy chưa có thể kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc sẽ đưa ra thời hạn 3 năm khác, theo The Rappler.
Nguy cơ đụng độ gia tăng?
Nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã nhiều lần cho chiến hạm áp sát một số đảo nhân tạo phi pháp trong các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải. Hồi tháng 9, trong lúc áp sát một đảo nhân tạo phi pháp, nếu không đổi hướng, một tàu khu trục Mỹ có thể bị tàu Trung Quốc đâm.
Tại một hội nghị ở Bắc Kinh mới đây do tờ Hoàn Cầu thời báo tổ chức, đại tá không quân Trung Quốc Đới Húc, chủ tịch Viện An toàn và Hợp tác hải dương Trung Quốc, phát biểu rằng nếu tàu chiến Mỹ đi vào vùng biển Trung Quốc một lần nữa, “tôi đề xuất nên đưa 2 tàu chiến ra: một chiếc để ngăn chặn và chiếc còn lại để đâm vào nó. Chúng ta không cho phép tàu chiến Mỹ gây rối tại lãnh hải của mình”.
|
Giới phân tích thận trọng cho rằng phát ngôn của ông Đới không đại diện cho quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, cựu chỉ huy các chiến dịch tại Trung tâm Tình báo hỗn hợp của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ (được đổi thành Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương) nhận định việc phát ngôn đó của ông Đới được đăng trên website của quân đội Trung Quốc cho thấy mức độ ủng hộ nào đó trong lực lượng này. “Mục tiêu là xem liệu Mỹ có lùi bước hay không để tránh vụ việc như thế”, ông Schuster nhận định.
“Chính quyền Tổng thống (Donald) Trump sẽ không lùi bước trước áp lực từ Trung Quốc”, chuyên gia Davis nhận định, lập luận làm như thế “sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới độ đáng tin cậy của Mỹ và khuyến khích Trung Quốc lấn lướt”. Ông Davis dự đoán trong năm 2019, hải quân Mỹ sẽ tiếp tục cho chiến hạm sát đảo nhân đạo phi pháp nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc, theo CNN.
Bình luận (0)