Trung Quốc phải chăng đang đối mặt với sự suy giảm tăng trưởng sâu hơn và lâu dài hơn?
Từ doanh số bán lẻ đến sản lượng công nghiệp vào tháng 7 của Trung Quốc đều không đạt kỳ vọng.
Một số người lo ngại nền kinh tế của nước này có thể đạt đến điểm khủng hoảng.
Suy giảm kinh tế có thể trầm trọng ra sao?
Trước đây, Trung Quốc đã từng rơi vào tình trạng này.
Hồi chuông báo động về tăng trưởng đã vang lên trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008… và một lần nữa vào năm 2015.
Để đối phó, Bắc Kinh đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng và khuyến khích đầu cơ thị trường bất động sản.
Nhưng điều đó đã tạo ra những khoản nợ lớn.
Và bong bóng bất động sản đã vỡ.
Hiện nay, thực sự chỉ có một nguồn nhu cầu đáng xem xét: đó là tiêu dùng hộ gia đình.
Tại sao nhu cầu tiêu dùng gia đình lại quan trọng?
Ngay cả trước khi đại dịch bùng nổ, mức tiêu dùng của Trung Quốc tính theo phần trăm GDP thuộc hàng thấp nhất thế giới.
Theo các nhà kinh tế, nhu cầu thấp đã làm giảm đầu tư vào lĩnh vực tư nhân.
Trên thực tế, khoảng cách giữa tiêu dùng và đầu tư còn lớn hơn so với tình hình ở Nhật Bản trước khi nước này bước vào “thập kỷ mất mát” trì trệ kinh tế vào thập niên 1990.
Và không giống như phương Tây, việc vung tay mua sắm sau đại dịch lại không xảy ra ở Trung Quốc.
Đa số đều phải tự lực cánh sinh giữa cuộc khủng hoảng y tế.
Vì vậy, bây giờ, câu hỏi đặt ra là Trung Quốc có thể thuyết phục các hộ gia đình chi tiêu nhiều hơn và giảm tiết kiệm hay không,
Và liệu làm như vậy có đủ để bù đắp cho những điểm yếu khác của nền kinh tế hay không.
Rốt cuộc, đó chính là yếu tố cho thấy lần suy giảm tăng trưởng này có khác biệt không.
Những yếu tố nào sẽ hỗ trợ?
Các nhà kinh tế đang theo dõi các biện pháp được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình,
bao gồm những khoản cắt giảm thuế lớn, trợ cấp thất nghiệp, tăng lương hưu và các dịch vụ công tốt hơn.
Còn việc cắt giảm lãi suất?
Ngân hàng trung ương của Trung Quốc đã gây ngạc nhiên cho thị trường khi cắt giảm lãi suất vào giữa tháng 8.
Bình luận (0)