Trung Quốc - Thái Lan hợp tác xây dựng trạm nghiên cứu mặt trăng

05/04/2024 16:03 GMT+7

Reuters đưa tin ngày 5.4, Trung Quốc và Thái Lan đã ký các hiệp ước hợp tác xây dựng các trạm nghiên cứu mặt trăng quốc tế, hợp tác khám phá và sử dụng không gian vũ trụ một cách hòa bình.

Trung Quốc và Thái Lan đã ký các hiệp ước hợp tác xây dựng các trạm nghiên cứu mặt trăng quốc tế, khám phá và sử dụng không gian vũ trụ một cách hòa bình, Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết.

Theo các biên bản ghi nhớ (MoU), hai nước đặt mục tiêu thành lập một nhóm làm việc chung về thăm dò và ứng dụng không gian, bao gồm trao đổi dữ liệu và đào tạo nhân sự.

Trung Quốc - Thái Lan hợp tác xây dựng trạm nghiên cứu mặt trăng- Ảnh 1.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) gặp Ngoại trưởng Thái Lan Parnpree Bahiddha-Nukara tại Bangkok (Thái Lan) ngày 28.1.2024

REUTERS

Phó phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Radklao Inthawong Suwankiri ngày 4.4 phát biểu rằng: "Sự hợp tác và trao đổi này sẽ góp phần phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái để phát triển bền vững công nghệ vũ trụ và nền kinh tế vũ trụ ở Thái Lan, từ đó hướng tới tạo ra công nghệ vệ tinh, thúc đẩy nghiên cứu khoa học và lực lượng lao động lành nghề của Thái Lan trong tương lai". Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác này cũng giúp tăng cường hợp tác không gian lâu dài giữa Thái Lan và Trung Quốc.

Về phía Trung Quốc, CNSA cho biết trong một tuyên bố rằng họ cũng đồng ý hợp tác về kế hoạch thẩm định, kỹ thuật và quản lý các trạm nghiên cứu mặt trăng. Cơ quan này cho biết thêm, vào năm 2023, Trung Quốc đã chọn thiết bị theo dõi thời tiết không gian do Thái Lan phát triển, cho chương trình thăm dò mặt trăng Chang'e-7.

Trung Quốc phóng vệ tinh tới vùng tối của mặt trăng

Dự kiến được phóng vào khoảng năm 2026, sứ mệnh Chang'e-7 sẽ có thể khám phá các nguồn tài nguyên trên cực nam của mặt trăng, nhằm hướng tới tìm kiếm chỗ ở lâu dài cho con người. Trung Quốc đặt mục tiêu đưa phi hành gia lên mặt trăng vào năm 2030.

Theo nhật báo The Nation Thailand ngày 4.4, các nhà kinh tế dự đoán rằng thị trường công nghiệp vũ trụ toàn cầu sẽ trị giá khoảng 3.000 tỉ USD trong 20 năm tới. Công nghệ vũ trụ tuy có vẻ xa vời, nhưng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong giao tiếp. Bà Rudklao cho biết, sự hợp tác và kiến thức chuyên môn từ các lĩnh vực khác nhau là điều cần thiết và hiệu quả để khai thác nguồn lực hiện có.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.