Theo CNBC, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã đưa ra một lộ trình ba bước vào hôm 20.7 để xây dựng và triển khai công nghệ AI trong tất cả các lĩnh vực, từ nông nghiệp, y học, quy hoạch thành phố cho đến quân đội, qua đó có thể đạt được mục đích trở thành nước dẫn đầu thế giới về AI vào năm 2030.
“Trí thông minh nhân tạo đã trở thành động cơ mới cho sự phát triển kinh tế”, trích trong tài liệu của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc.
Ông Li Meng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cho biết từ giờ đến năm 2020, Đại lục sẽ cố gắng rút ngắn khoảng cách với các nước đang dẫn đầu về AI, xây dựng thế hệ lý thuyết và công nghệ AI mới cho một số thiết bị cũng như phần mềm cơ bản. Sau đó sẽ có những đột phá lớn để “nâng cấp công nghiệp, chuyển đổi kinh tế” vào năm 2025. Và cuối cùng là trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới với “đế chế” AI trị giá 1.000 tỉ nhân dân tệ, tương đương khoảng 150 tỉ USD, vào năm 2030.
tin liên quan
Trung Quốc tiếp tục phát triển siêu máy tính mớiDù đang có trong tay hai mẫu siêu máy tính mạnh nhất thế giới là Sunway TaihuLight và Tianhe-2, nhưng Trung Quốc vẫn đang có kế hoạch phát triển một mẫu siêu máy tính hoàn toàn mới.
“Nếu chúng ta cho phép Trung Quốc tiếp cận với những công ty công nghệ cao trong nước, thì chúng ta không chỉ mất đi sự ưu việt về công nghệ của mình, mà còn có thể tạo điều kiện thuận lợi giúp Trung Quốc xây dựng ưu thế công nghệ”, báo cáo từ Nhà Trắng cho biết.
Các “ông lớn” công nghệ của quốc gia châu Á bao gồm Alibaba, Baidu và Tencent đều đang tập trung mạnh vào phát triển ứng dụng AI. Ví dụ, bên cạnh một phòng thí nghiệm AI ở Thung lũng Silicon, Baidu còn đầu tư vào công nghệ tự lái. Trong khi đó, Alibaba cũng đã dùng AI để nhận biết hàng giả được bán trên các trang thương mại điện tử của họ.
Song đi kèm với viễn cảnh đầy hứa hẹn của AI là một số cảnh báo từ các nhà công nghệ hàng đầu về tác động của công nghệ mới đối với tình hình việc làm cũng như đời sống xã hội. Elon Musk, ông chủ hãng xe điện Tesla, đã từng dự đoán rằng trong trường hợp AI phát triển, nhà nước buộc sẽ phải áp dụng chính sách thu nhập cơ bản cho toàn dân.
Jack Ma, chủ tịch Tập đoàn Alibaba, trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 4.2017 cũng nói: “Trong 30 năm tới, thế giới có lẽ sẽ đau khổ nhiều hơn là hạnh phúc. Xã hội sẽ chứng kiến sự gián đoạn trong các khu vực kinh tế khác nhau do internet và công nghệ mới gây ra”.
Và đó dường như cũng là điều mà Bắc Kinh đã nhận thức được khi trong bản kế hoạch của họ có đoạn: “Trong khi đẩy mạnh phát triển trí thông minh nhân tạo, chúng ta cũng phải chú trọng hết sức đến các nguy cơ có thể xảy ra”.
tin liên quan
AI sẽ đóng góp 15.700 tỉ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030PriceWaterhouse Coopers (PwC) vừa đưa ra dự báo cho biết đến năm 2030, trí thông minh nhân tạo (AI) sẽ đóng góp 15,7 nghìn tỉ USD cho nền kinh tế toàn cầu, trong khi GDP tăng 14% so với hiện tại.
Bình luận (0)