Theo South China Morning Post, Trung Quốc phải đầu tư rất nhiều để phát triển những con chip tiên tiến, thu hẹp khoảng cách với Mỹ. Vụ ZTE phơi bày điểm yếu của Đại lục trong công nghệ cốt lõi, chủ tịch quỹ đầu tư chất bán dẫn do nhà nước hậu thuẫn cho hay.
tin liên quan
Mỹ bỏ lệnh cấm các nhà cung ứng bán hàng cho ZTEÔng Ding có nhận định trên sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xuất hiện tại cùng sự kiện hôm 23.8, và nhắc lại nỗ lực của Trung Quốc trong việc theo kịp và hợp tác với sáng kiến công nghệ thông tin toàn cầu. “Trung Quốc nghiêm túc chú ý đến sự phát triển sáng tạo. Đất nước sẽ tăng tốc độ phát triển của cả ngành công nghiệp kỹ thuật số lẫn mảng kỹ thuật số các ngành công nghiệp. Trung Quốc muốn tích cực tham gia và hợp tác phát triển kỹ thuật số toàn cầu”, ông Tập nói.
Bình luận của hai nhận vật phản ánh cam kết của nền kinh tế Đông Á trong việc phát triển chuỗi cung ứng chất bán dẫn nội địa, giúp nước này cạnh tranh hơn với Mỹ, cái tên đi đầu trong ngành công nghiệp chip. Chất bán dẫn là trọng tâm trong khoảng cách ngành công nghiệp mà Trung Quốc đang muốn rút ngắn. Vi mạch là linh kiện xuất hiện trong nhiều sản phẩm công nghệ, từ smartphone, loa thông minh cho đến siêu máy tính tiên tiến nhất và xe không người lái.
tin liên quan
Chiến tranh thương mại phơi bày năng lực công nghệ của Trung QuốcBig Fund ra đời năm 2014, do chính phủ trung ương Trung Quốc thành lập để dẫn đầu nỗ lực quốc gia trong việc bắt kịp ngành công nghiệp chất bán dẫn thế giới. Quỹ gọi vốn, hậu thuẫn cho các startup chất bán dẫn, thực hiện nghiên cứu và phát triển. Mục tiêu là giúp Trung Quốc có thể tự cung, tự cấp chip được dùng trong chuỗi sản xuất quy mô lớn.
Trung Quốc sản xuất hơn 90% smartphone thế giới, 65% máy tính cá nhân và 67% tivi thông minh, theo ước tính của Bernstein Research. Song nước này phải mua hầu hết chip từ nước ngoài. Nhập khẩu chip hằng năm của Đại lục tăng lên hơn 200 tỉ USD từ năm 2013, chạm 260 tỉ USD năm ngoái.
Ông Ding của quỹ Big Fund cho hay Trung Quốc nên phân phối nguồn lực phát triển các đơn vị xử lý trung tâm và xử lý đồ họa. Hiện nước này chiếm lĩnh thị trường chất bán dẫn thấp và trung bình, phải nhập khẩu chất bán dẫn tiên tiến. Điều này góp phần tạo thâm hụt thương mại trong mảng chip. Big Fund đang có kế hoạch huy động từ 150-200 tỉ nhân dân tệ làm vốn thúc đẩy ngành chip nước nhà.
Trước đó, Đại lục đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu chất bán dẫn từ năm 2015 đến năm 2020, trở thành nước đi đầu trong tất cả phân đoạn của chuỗi cung ứng chất bán dẫn vào năm 2030. Năm 2015, chính quyền nước này còn tung kế hoạch “Made in China 2025”, để chất bán dẫn và thiết bị liên quan thuộc lĩnh vực “công nghệ thông tin mới” trong chính sách.
Bình luận (0)