Các nhà nghiên cứu từ Viện công nghệ và kỹ thuật vật liệu Ninh Ba, Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc (CAS) và các viện nghiên cứu khác ở Trung Quốc đã đưa ra phương pháp mới trên sau khi nghiên cứu các mẫu đất đá thu thập được từ sứ mệnh thám hiểm mặt trăng Thường Nga 5 hồi năm 2020.
Theo South China Morning Post dẫn lại nghiên cứu trên tạp chí The Innovation vào ngày 22.8, kỹ thuật này phụ thuộc vào việc chiết xuất hydro và oxy từ đất ở nhiệt độ cực cao. Theo đó, nhóm nghiên cứu phát hiện ra một số khoáng chất trong đất mặt trăng, đặc biệt là oxit ilmenit, đã lưu trữ một lượng lớn hydro do bức xạ gió mặt trời xảy ra trong hàng trăm triệu năm.
Sau khi được nung ở nhiệt độ cao, đất mặt trăng sẽ tan chảy và nước tạo ra từ phản ứng sẽ thoát ra dưới dạng hơi nước. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng 1 gram đất mặt trăng sẽ tạo ra khoảng 51 - 76 miligam nước. Điều này có nghĩa là một tấn đất trên mặt trăng có thể sản xuất ra khoảng 50 lít nước - có thể đủ để 50 người uống trong một ngày.
Dựa trên những phát hiện mới này, nhóm nghiên cứu đã đề xuất phương pháp làm nóng đất trên mặt trăng cho đến khi nó tan chảy bằng cách hội tụ ánh sáng mặt trời qua các gương cầu lõm. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng sắt được sản sinh như một sản phẩm phụ của quá trình này có thể được sử dụng làm nguyên liệu thô để chế tạo thiết bị điện tử trên mặt trăng, trong khi đất mặt trăng tan chảy có thể được sử dụng làm vật liệu xây dựng cho căn cứ.
Tàu Trung Quốc mang mẫu vật từ vùng tối mặt trăng về đến trái đất
Việc tìm kiếm nước từ lâu đã là một trong những ưu tiên hàng đầu của các sứ mệnh thám hiểm mặt trăng trên thế giới. Song những nỗ lực trước đây chỉ tập trung tìm kiếm trữ lượng nước tự nhiên. Do đó, các nhà nghiên cứu đánh giá phương pháp mới trên có tính thực tiễn cao, dự kiến sẽ cung cấp cơ sở thiết kế cho việc xây dựng các trạm nghiên cứu mặt trăng và trạm vũ trụ trong tương lai.
Bình luận (0)