Trung Quốc trưng bày mô hình giàn khoan Hải Dương 981, biểu tượng tham vọng biển

18/12/2015 15:45 GMT+7

Kỹ sư Đỗ Thái Bình mô tả: Vừa vô cổng đập vào mắt là mô hình giàn khoan Hải Dương 981 năm ngoái “quậy” ở Biển Đông được ban tổ chức hội chợ để trang trọng ở gian đầu tiên.

Kỹ sư Đỗ Thái Bình mô tả: Vừa vô cổng đập vào mắt là mô hình giàn khoan Hải Dương 981 năm ngoái “quậy” ở Biển Đông được ban tổ chức hội chợ để trang trọng ở gian đầu tiên.

Ông Đỗ Thái Bình chụp với mô hình giàn khoan Hải Dương 981. Giàn khoan này được đặt ngay cửa ra vào hội chợ để nhiều người thấy - Ảnh do nhân vật cung cấpÔng Đỗ Thái Bình chụp với mô hình giàn khoan Hải Dương 981. Giàn khoan này được đặt ngay cửa ra vào hội chợ để nhiều người thấy - Ảnh do nhân vật cung cấp
Vừa trở về từ hội chợ Marintec China 2015 chuyên về đóng tàu và giàn khoan tổ chức ở Thượng Hải (Trung Quốc), kỹ sư Đỗ Thái Bình, Phó Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật công nghiệp tàu thủy Việt Nam có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thanh Niên về giàn khoan Hải Dương 981 và chiến lược biển của Trung Quốc.

Trưng mô hình Hải Dương 981 ở cổng ra vào

Kỹ sư Đỗ Thái Bình cho biết, Marintec China 2015 tổ chức từ ngày 1.12 đến ngày 4.12. Hội chợ này 2 năm tổ chức một lần. Trước đây hội chợ này không có tiếng tăm gì và không thể cạnh tranh với hội chợ đóng tàu được tổ chức ở Tokyo và Singapore. Nhưng những năm gần đây, khi Trung Quốc đứng thứ nhất về sản lượng và thứ ba về trình độ đóng tàu thì hội chợ Marintec China đông kinh khủng. Tất cả hãng tàu trên thế giới tập trung ở đây để chào và bán hàng cho Trung Quốc.

Vừa vô cổng đập vào mắt là mô hình giàn khoan Hải Dương 981 năm ngoái “quậy” ở Biển Đông được ban tổ chức hội chợ để trang trọng ở gian đầu tiên. Dù chỉ là mô hình nhưng Hải Dương 981 trưng bày ở đây có kích thước rất lớn và hình dáng y chang giàn thật. Có nhiều giàn khoan được trưng bày ở đây nhưng những người trong ban tổ chức rất tự hào về Hải Dương 981. Họ coi đây là thành tựu lớn nhất về đóng tàu, giàn khoan Trung Quốc.

Giàn Hải Dương 981 được hãng Friede and Goldman (Mỹ) thiết kế ý tưởng. Người thiết kế ra giàn khoan này là người Mỹ nhưng tốt nghiệp đại học sang làm cho dầu khí Trung Quốc ngót 20 năm. Sau này ông này về Mỹ làm trong ngành đóng tàu, giàn khoan.

Cái quan trọng nhất của giàn khoan chính là thiết kế ý tưởng. Đây là giàn khoan nửa chìm, tức là sức nổi được đảm bảo bằng các pông tông ngầm dưới nước. Cấp định vị P3  không cần neo đứng tại chỗ và có thể đứng vững trong hoàn cảnh sóng gió cấp 8-9. Nếu giàn chỉ cần lệch đi một tí hệ thống sẽ báo cho vệ tinh để lệnh chân vịt giữ nguyên giàn khoan một chỗ.

Đặc tính kỹ thuật chủ yếu của giàn khoan Hải Dương 981 như sau: dài 114 m, rộng 90 m, chiều cao từ chân tới đỉnh 130 m (bằng chiều cao tòa nhà 40 tầng), tổng trọng lượng 3 vạn tấn, tổng số đường điện đã dùng là 900 km. Giàn sử dụng 8 tổ máy phát điện ,công suất mỗi tổ 5530 CV. Pông tông chìm dưới nước có đặc tính: dài 114 m, rộng 20,12 m, cao 8,54 m. Giàn chính thức đi hoạt động vào ngày 26.2.2010.
Giàn khoan Hải Dương 981 lần xâm phạm vùng biển Việt Nam đợt tháng 5.2014 - Ảnh: Trung Hiếu

Có tổng cộng 167 người làm việc cho giàn khoan bao gồm 160 người làm việc ngoài khơi và 7 người làm việc trên bờ. Giàn trang bị 6 xuồng cứu sinh xuyên lửa tự phóng nhãn hiệu Hatecke, mỗi xuồng cho 70 người và 8 bè cứu sinh bơm hơi mỗi bè cho 25 người.

Để làm được giàn khoan này, Trung Quốc phải sử dụng rất nhiều nhà thầu nổi tiếng trên thế giới. Tất cả các thiết bị quan trọng của giàn khoan do nước ngoài chế tạo. Trung Quốc thừa nhận họ chỉ góp sức khoảng 40% cho giàn khoan này còn 60% giàn khoan là của thế giới với những tên tuổi lừng danh như ABB, Aker, Haliburton, Siemens... Trung Quốc cũng coi việc điều hành giàn khoan Hải Dương 981 là một thành tựu.

Tham vọng biển của Trung Quốc

Ở Marintec China 2015 ba ngày, suốt ngày ở hội chợ lại nói được tiếng Trung Quốc nên tôi dễ dàng tìm hiểu những gì diễn ra ở hội chợ. Cái hay là ban tổ chức mời được rất nhiều trường học tham gia thi thố ở hội chợ. Điều này cho thấy Trung Quốc chú ý phát triển hàng hải, chiến lược biển ở thế hệ trẻ.

Tàu bè chỉ là phương tiện để thực hiện chiến lược biển. Nhưng mọi thứ liên quan đến biển như đi biên, đánh nhau, khảo cổ, nghiên cứu biển, lặn vũ trụ… đều cần đến tàu. Cho nên cần phải hiểu hội chợ về tàu liên quan đến toàn bộ chiến lược biển như dầu khí, khảo cổ, hải quân. Muốn đi ra biển đầu tiên phải có tàu trước đã.
Từ những năm 1980, khi tư tưởng Mao Trạch Đông đang phổ cập ở Trung Quốc thì đô đốc Lưu Hoa Thanh đã dám mạnh dạn bước qua lý luận chiến tranh nhân dân của Mao để đào tạo đội quân chuyên nghiệp nhà nghề giống như Mỹ. Cho nên suốt từ năm 1980 đến này là một bước tiến khổng lồ của quân sự Trung Quốc nào là tàu sân bay, tàu khu trục hạm Lan Châu, tàu lặn Giao Long, súng nước, giàn khoan Hải Dương 981, khảo cổ... Rồi bảo tàng hàng hải ở Quảng Châu mới khổng lồ. Vì bảo tàng này làm sau nên thế giới có công nghệ gì, Trung Quốc đều mua về làm.

Một câu chuyện để thấy tham vọng về chiến lược biển của Trung Quốc lớn đến mức nào. Tàu Nam Hải 01 trước đây buôn bán trên con đường tơ lụa của Trung Quốc bị chìm trên sông Chu Giang, gần Quảng Châu. Năm 1974, Anh đã phát hiện tàu Nam Hải 01 và móc lên một số thứ bán nhưng chính quyền Trung Quốc không cho. Họ bảo để khi nào có đầy đủ công nghệ khả năng mới bắt đầu khai quật Nam Hải 01.

Năm 2011, Trung Quốc làm thùng sắt chụp lên xác tàu Nam Hai 01, rồi xây một thủy cung khồng lồ, thả tàu đặt vô đó, để nguyên tàu như thế cho mọi người tham quan. Hằng ngày, giới khảo cổ bơi vào tàu đưa từng vật ra nghiên cứu. Tôi đã đi nhiều bảo tàng hàng hải trên thế giới nhưng chưa bao giờ thấy bảo tàng nào làm được việc đó.

Trên thế giới có nhiều hội chợ về đóng tàu lớn như Saint Petersburg (Nga), Hamburg (Đức)… và mỗi hội chợ có những đặc thù riêng. Hội chợ ở Trung Quốc cũng có cái hay vì đây là hội chợ hàng hải ở nước đang phát triển nên có nhiều điểm tương đồng để học hỏi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.