Trung Quốc xây dựng phi pháp căn cứ ở Biển Đông

16/12/2017 07:32 GMT+7

Giới quan sát cho rằng Trung Quốc tiếp tục xây dựng phi pháp cơ sở hạ tầng mới ở Hoàng Sa và Trường Sa để thiết lập căn cứ quân sự.

Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI), thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), hôm qua công bố nhiều thông tin và hình ảnh mới cho thấy trong bối cảnh cộng đồng quốc tế tập trung chú ý vào bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc đã tiếp tục âm thầm xây dựng cơ sở phi pháp ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền VN. Theo hình ảnh chụp từ vệ tinh, nhiều trạm radar, kho đạn dược dưới lòng đất, cơ sở liên lạc, tòa nhà hành chính… đã xuất hiện trên các đá Chữ Thập, Xu Bi, Vành Khăn (thuộc Trường Sa) và 3 đảo Cây, Tri Tôn và Bắc (Hoàng Sa). Trong đó, tổng diện tích công trình phi pháp trên đá Chữ Thập lên tới 11 ha với nhà chứa máy bay, công trình ngầm có thể trữ đạn dược, trạm radar tần số cao, nhà chứa tên lửa…

tin liên quan

Trung Quốc tiếp tục xây dựng phi pháp ở Biển Đông
Trong lúc mọi chú ý dồn vào tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trong năm 2017, Trung Quốc tiếp tục xây dựng cơ sở phi pháp, bao gồm radar tần số cao trên các đảo chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông.
Cũng theo AMTI, Trung Quốc từ đầu năm đến nay vẫn tiếp tục xây dựng phi pháp ở Hoàng Sa, đáng chú ý nhất là ở 3 đảo Cây, Tri Tôn và Bắc. Cụ thể, nước này xây sân bay trực thăng mới và turbine gió trên đảo Cây, 2 tháp radar trên đảo Tri Tôn và 1 tòa nhà quản lý trên đảo Bắc. AMTI còn lưu ý việc Bắc Kinh hồi cuối tháng 10 lần đầu tiên công bố hình ảnh điều động phi pháp chiến đấu cơ J-11 tới Phú Lâm, đảo lớn nhất thuộc Hoàng Sa. Đến tháng 11, giới quan sát phát hiện nhiều phi cơ được cho là máy bay vận tải quân sự có khả năng thu thập thông tin tình báo Y-8 trên đảo Phú Lâm. Trước đó, AMTI đã lưu ý những nhà chứa máy bay cỡ lớn do Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông đều có thể chứa Y-8 và sự hiện diện của máy bay trên đảo Phú Lâm là dấu hiệu Bắc Kinh sắp có thêm hành động gây lo ngại mới.
Các chuyên gia của AMTI cho rằng mục đích của Trung Quốc là nhằm tiến tới đưa vào hoạt động đầy đủ căn cứ không quân và hải quân trên những hòn đảo nhân tạo phi pháp. Phản ứng về những thông tin trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hôm qua ngang nhiên tuyên bố hoạt động xây dựng ở Biển Đông là “bình thường” và chỉ trích “một số cá nhân thổi phồng việc này”. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng đã nhiều lần khẳng định VN có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để chứng minh chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. “Mọi hành vi của quốc gia khác tại 2 quần đảo này mà không được sự cho phép của VN đều là bất hợp pháp và vô giá trị”, người phát ngôn nhấn mạnh.

tin liên quan

Biển Đông mang tính sống còn đối với Nhật Bản
Nhân dịp thăm Việt Nam từ ngày 10 - 12.12, ông Kentaro Sonoura, cố vấn đặc biệt về an ninh quốc gia của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đã dành cho Thanh Niên bài phỏng vấn độc quyền.
Bên cạnh đó, AP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Christopher Logan cho hay ông không thể đưa ra bình luận chi tiết về đánh giá của nước này đối với tình hình khu vực, nhưng nhấn mạnh “việc đẩy mạnh quân sự hóa các tiền đồn sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng và tạo ra mối nghi ngờ ngày càng lớn giữa các bên tranh chấp” ở Biển Đông. Trước đó, vào ngày 12.12, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng nhắc lại yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động xây dựng đảo nhân tạo phi pháp và quân sự hóa Biển Đông, theo Reuters.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.