“Thay vì áp dụng chung một lộ trình, một bài học, một phương pháp cho tất cả học sinh, chúng tôi xây dựng lộ trình, học liệu và bài học chuyên biệt, phương pháp chuyên biệt cho chỉ một học sinh, giúp các con học tập tốt hơn, tự tin hơn” - cô Lê Thị Huyền, Phụ trách chuyên môn tại Hệ thống Trung tâm HOCMAI cơ sở Hà Nội đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy giúp học sinh đạt kết quả vượt trội, chia sẻ 4 bí quyết mà cô và nơi cô giảng dạy áp dụng trong suốt 5 năm qua với hơn 3 ngàn học sinh:
Private Space - Không gian học tập riêng biệt
Theo cô Huyền, với các mô hình học tập cũ, học sinh rất khó để vừa kết nối với giáo viên, bạn bè - vừa có không gian học tập riêng. Với mô hình PISA tại Trung tâm HOCMAI, học sinh sẽ có không gian học tập riêng biệt với thiết kế hình tổ ong - mỗi học sinh một ô học tập giúp tăng khả năng tập trung, tư duy của học sinh.
Đồng thời, Trung tâm phát triển 2 loại hình thức: 1:1 và 1:4 (một giáo viên hỗ trợ 1 học sinh hoặc 1 giáo viên hỗ trợ 4 học sinh). Học sinh sẽ được đề xuất hình thức học phù hợp theo năng lực và thái độ học tập. Đối với những học sinh ban đầu có tinh thần học tập chưa tốt, kiến thức chưa chắc, kỹ năng còn yếu, cần nhiều sự hỗ trợ, động viên từ phía thầy cô, Trung tâm sẽ đề xuất hình thức 1:1. Khi năng lực cũng như sự chủ động trong học tập của học sinh đã tốt hơn, các con sẽ được đề xuất về hình thức 1:4 nhằm giảm thiểu thời gian chờ của giáo viên trong thời gian các con tập trung làm bài - vừa giúp giảm chi phí, vừa nâng cao hiệu quả học tập.
Individual learning Path - Cá nhân hóa lộ trình
Để con yêu thích việc học, mô hình PISA yêu cầu xác định năng lực học sinh bằng cách: kiểm tra, đánh giá - từ đó xây dựng lộ trình, học liệu, bài học và phương pháp học tập cá nhân phù hợp. Điều này sẽ giúp các con không cảm thấy hụt hẫng cũng như bị so sánh với bạn bè, từ đó tăng sự tự tin.
Trung tâm HOCMAI đặc biệt chú trọng đến lộ trình học tập cá nhân nhằm giúp học sinh hiểu bản chất kiến thức thay vì học vẹt. Theo đó, bước đầu của lộ trình nhằm giúp học sinh tiếp cận kiến thức phù hợp với khả năng, cùng những ví dụ sát thực tế.
Cô Lê Thị Huyền trong một buổi hướng dẫn học sinh tại Trung tâm HOCMAI |
Khi con đã tự tin và có thể làm những bài tập ở mức độ nhận biết, các bước tiếp theo, giáo viên sẽ hướng dẫn con làm những bài tập ở mức độ thông hiểu và giao bài tập về nhà - những bài tập con có thể tự giải quyết. Từ đó, học sinh củng cố nền tảng kiến thức vững chắc cũng như củng cố sự tự tin - giúp các con khám phá khả năng của bản thân và yêu thích các môn học.
Suitable Teacher - Giáo viên phù hợp
Mô hình học tập PISA đặc biệt chú trọng đến sự phù hợp. Trước khi tham gia học tại Trung tâm HOCMAI, học sinh sẽ được làm bài kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào. Phụ trách chuyên môn của Trung tâm (PTCM) sẽ quan sát quá trình làm bài, chấm điểm và trao đổi với phụ huynh nhằm đánh giá thái độ và năng lực học, từ đó xây dựng lộ trình, phương pháp và lựa chọn cố vấn học tập (CVHT) phù hợp cho con.
Theo quan điểm cô Huyền: “Có thể nói, điều quan trọng hơn cả là sự phù hợp giữa CVHT và học sinh. Giáo viên nên là người truyền lửa, nắm bắt được tâm lý học sinh - tìm cách để truyền ngọn lửa đam mê học tập cho con, giúp con có thể tự học, tự làm bài nhằm củng cố sự tự tin và khơi dậy sự hứng thú của học sinh với môn học.
Adaptive Timetable - Thời gian học thích ứng với lịch học của từng học sinh
Với phương châm: cá nhân hóa nhằm tối ưu năng lực và rèn thái độ tích cực của học sinh, Hệ thống Trung tâm HOCMAI luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh của mình, bao gồm cả việc tạo điều kiện về mặt thời gian giúp học sinh chủ động, tự sắp xếp khung giờ học tại trung tâm.
PTCM cơ sở Hà Nội cho biết, hiện tại, Hệ thống Trung tâm HOCMAI đã có mặt tại Hà Nội, Nghệ An và Thái Nguyên. Các trung tâm bố trí 6 ca học/ngày, thời gian từ 8h15 đến 21h30. Học sinh có thể chọn bất cứ ca học nào trong ngày.
Mô hình PISA tại Hệ thống Trung tâm HOCMAI |
Bà Nguyễn Phương Thảo, Giám đốc vận hành Hệ thống Trung tâm HOCMAI cho biết: “Cha mẹ thường lầm lẫn giữa việc thiếu hụt kiến thức của một đứa trẻ và việc thiếu động lực học tập, mặc dù biểu hiện của hai việc đó giống nhau, nhưng nếu một đứa trẻ yêu thích học tập, có động lực để phấn đấu trong học tập sẽ dễ để cải thiện kết quả học tập hơn là một đứa trẻ không có hứng thú và đặc biệt là sợ khi phải đến trường. Chính vì thế, mô hình học tập PISA tại Hệ thống Trung tâm HOCMAI rất chú trọng đến việc tạo động lực và khơi gợi sự yêu thích học tập cho học sinh. Các giáo viên của Trung tâm đều được qua tuyển chọn kỹ lưỡng về chuyên môn và đặc biệt là phải có khả năng thấu hiểu, đồng cảm với học sinh để có thể tối ưu năng lực học tập của từng bạn”.
Bình luận (0)