Trung tâm hành chính 100 tỉ: 'Không tiện đề cập trách nhiệm' người đi trước

01/12/2015 20:29 GMT+7

Điều mà cả ông Chủ tịch Quảng Nam trần tình trước đó, và chiều nay được ông Chủ tịch huyện Nam Giang nhắc lại, là "không tiện đề cập trách nhiệm" của những người đã tham gia quy hoạch trung tâm huyện từ 17 năm trước.

Điều mà cả ông Chủ tịch Quảng Nam trần tình trước đó, và chiều nay được ông Chủ tịch huyện Nam Giang nhắc lại, là "không tiện đề cập trách nhiệm" của những người đã tham gia quy hoạch trung tâm huyện từ 17 năm trước.
 

Huyện miền núi Nam Giang khẳng định sẽ sử dụng hiệu quả các trụ sở cũ tại Bến Giằng - Ảnh: Hoàng SơnHuyện miền núi Nam Giang khẳng định sẽ sử dụng hiệu quả các trụ sở cũ tại Bến Giằng - Ảnh: Hoàng Sơn
Cuộc họp báo thường kỳ tháng 12 của tỉnh Quảng Nam tổ chức chiều nay đã dành “thời lượng” lớn để ông Alăng Mai, Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, giải thích cặn kẽ hơn quá trình lập đề án di dời ngược trung tâm hành chính huyện từ Bến Giằng xuống lại thị trấn Thạnh Mỹ.
Ông Alăng Mai cũng lần đầu tiên "chia sẻ nỗi khổ" của huyện khi trung tâm hành chính lại đặt ở địa bàn nhiều trở ngại như Bến Giằng, sau 17 năm dời từ Thạnh Mỹ lên, giờ phải tính chuyện “quay lại”.
17 năm, chỉ thấy khó khăn
Một trong số các câu chuyện mà ông Alăng Mai trần tình, đó là nỗi khổ của cán bộ lẫn người dân khi trung tâm hành chính lại đặt ở Bến Giằng, nơi chỉ có hơn 1.000 dân của xã Cà Dy và cách thị trấn Thạnh Mỹ đến 12 km.
“Từ khi dời trung tâm hành chính huyện lên Bến Giằng, suốt 17 năm nay chúng tôi chỉ thấy bất cập, khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Khó khăn chồng chất khó khăn. Quy hoạch trước đó rõ ràng không phù hợp với định hướng phát triển lâu dài, khi đất đai không có, cơ sở hạ tầng và dịch vụ kèm theo không có. Làm sao phát triển khi sát dưới chân các trụ sở đã là… sông?”, ông Alăng Mai nói.
Đến lượt chủ tịch huyện nghèo “trần tình” về trung tâm hành chính 100 tỉ đồng 1Trụ sở huyện ủy Nam Giang hiện tại - Ảnh: Hoàng Sơn 
Theo ông Alăng Mai, một tình cảnh khá tréo ngoe là hằng ngày cán bộ (và người dân) từ Thạnh Mỹ chạy xe lên Bến Giằng làm việc, giao dịch; tối thì quay về lại, cứ đi - về tổng cộng 24 km như thế, vì Bến Giằng không có gì để họ ở lại.
Cũng theo ông Alăng Mai, các cuộc thăm dò, trưng cầu ý kiến tại hội nghị huyện ủy mở rộng và hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ huyện tổ chức hồi năm 2011 đã cho kết quả “đồng ý di dời trung tâm hành chính về lại Thạnh Mỹ” lần lượt là 92,7% và 97,56%.
Xin 260 tỉ, tỉnh duyệt 100 tỉ
Lãnh đạo huyện Nam Giang sau đó xúc tiến xin chủ trương và lập đề án di dời trung tâm hành chính của huyện.
Khoản kinh phí 260 tỉ đồng là mức đầu tư mong muốn mà huyện Nam Giang đưa ra trong đề án, hiện UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đồng thuận phân bổ 100 tỉ đồng (nếu HĐND tỉnh thông qua) trong vòng 5 năm.
Đến lượt chủ tịch huyện nghèo “trần tình” về trung tâm hành chính 100 tỉ đồng 3Ông Alăng Mai trần tình: “Suốt 17 năm nay chúng tôi chỉ thấy bất cập, khó khăn nhiều hơn thuận lợi” - Ảnh: H.X.Huỳnh
“Ngay từ đầu chúng tôi thấy rất cần nguồn kinh phí để mở rộng hạng mục xây chợ, khu dân cư… Nhưng tình hình kinh phí khó khăn như thế này, tỉnh đã cắt dù chúng tôi rất muốn”, ông Alăng Mai nói.
“Theo đề án, từ nay đến năm 2020, trước mắt các cơ quan ngành dọc vẫn ở tại Bến Giằng, sau có điều kiện thì chuyển dần. Các cơ quan quân sự, công an cũng giữ nguyên, không phá bỏ. Nguồn kinh phí 100 tỉ đồng ưu tiên xây dựng trụ sở Huyện ủy, UBND huyện, Ủy ban MTTQ huyện và hệ thống giao thông tại thị trấn Thành Mỹ”, ông Alăng Mai giải thích.
Điều mà cả ông Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã chia sẻ với PV Thanh Niên trước đó, và chiều nay được ông Chủ tịch UBND huyện Nam Giang nhắc lại, là "không tiện đề cập trách nhiệm" của những người đã tham gia quy hoạch trung tâm huyện từ Thạnh Mỹ dời lên Bến Giằng 17 năm trước, để ngày càng bất cập và bây giờ phải… quay trở lại Thạnh Mỹ.
Quảng Nam quyết chuyển trung tâm hành chính huyện Nam Giang
Người chủ trì cuộc họp báo chiều 1.12, ông Nguyễn Chín, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kiêm Phó chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định ít nhiều có tốn kém do 3 lần di dời trung tâm trong vòng 30 năm. Vấn đề đặt ra lúc này là nghiên cứu đầu tư phát triển mang tính lâu dài, di dời có lộ trình, tùy nguồn lực và tránh lãng phí.
"Ba công trình lớn gồm trụ sở Huyện ủy, UBND huyện, Ủy ban MTTQ huyện đã xây dựng 13 tỉ đồng, qua thời gian sử dụng giờ khấu hao còn khoảng 1/3 giá trị. Việc di dời, xây mới các công trình này chắc chắn phải tốn, chúng ta không giấu nhau làm gì. Dời nhà là phải tốn kém. Tỉnh đã khống chế con số đầu tư 100 tỉ đồng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có kết luận về vấn đề này”, ông Nguyễn Chín nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.