Có lẽ Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Bình Đông (NPUST - Đài Loan) là một trong những trường đặc biệt trên thế giới khi nơi này có ngành học Bảo tồn động vật hoang dã với một trung tâm cứu hộ động vật hoang dã rộng đến 4 ha.
Từ những con thú của đoàn xiếc Mexico
Hơn 20 năm trước, có một đoàn xiếc của Mexico dừng chân tại Đài Loan sau khi đi lưu diễn vòng quanh thế giới. Mục đích của họ khi chọn nơi này làm điểm cuối cùng là bán đấu giá một số con thú trong đoàn. Vào thời điểm này, người Đài Loan đang có nhu cầu mua những con thú này, nhất là hổ, bởi niềm tin từ xưa là bộ phận nào của chúa sơn lâm cũng tốt.
Trước tình hình này, chính quyền Đài Loan nghĩ rằng mình phải can thiệp. Lý do là nếu chuyện này diễn ra, thế giới sẽ có ấn tượng không tốt đối với Đài Loan. Họ quyết định mua lại, đề nghị Trường NPUST thành lập ngay một trung tâm giải cứu động vật để nuôi những con thú này.
Bên cạnh đó, từ khi Luật bảo tồn động vật hoang dã được ban hành năm 1989, chính quyền đã thu giữ rất nhiều động vật hoang dã bất hợp pháp từ việc buôn lậu. Năm 1992, Trung tâm cứu trợ động vật được thành lập với đa phần động vật hoang dã được thu gom về. Dần dà, trung tâm mở rộng tiếp nhận cả những vật nuôi thu giữ từ người dân lén lút nuôi. Thậm chí, một số người dân xung quanh cũng đem cả chó, mèo bỏ trước trung tâm để nơi này nuôi dưỡng.
Trường Ecole 42 của Pháp đang thách thức những tiêu chuẩn của nền giáo dục hiện tại. Trường không có giảng viên. Sinh viên học cũng không cần sách vở, làm bài kiểm tra hay thi cử. Tất cả những gì họ làm là sáng tạo.
Từ một trung tâm, trường đại học này đã mở ra một ngành học về bảo tồn động vật hoang dã. Ngành này gồm các khóa học về sinh học bảo tồn, sinh thái học hành vi, quản lý môi trường hoang dã, nghiên cứu hệ sinh thái… Trườn có một phòng thí nghiệm sinh học, một bảo tàng động vật, một phòng thí nghiệm thu thập số liệu động vật hoang dã tự động, một phòng thí nghiệm nhận dạng sản phẩm động vật hoang dã, trung tâm thông tin quản lý động vật hoang dã và trung tâm cứu hộ 4 ha cho động vật hoang dã nguy cấp.
Theo giáo sư Tải Xương Hiền, Hiệu trưởng nhà trường, trường chỉ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ngành này. Lý do là chỉ có trình độ cao mới có thể hiểu và theo đuổi ngành học. Chưa kể, đến lúc này, người học mới chính thức xác định đam mê và con đường đi của mình.
Cá thể rùa sắp tuyệt chủng trên thế giới tại trung tâm - Ảnh: Đăng Nguyên
Đến tiến sĩ mê động vật
Người đang lãnh trách nhiệm chăm sóc chính hơn 1.000 vật nuôi tại trung tâm cứu hộ là tiến sĩ Tôn Kính Minh. Ông từng học cử nhân ngành chính trị, nhưng khi lên thạc sĩ thì quyết định học ngành bảo tồn động vật hoang dã để theo đuổi đam mê của mình. Ông tiếp tục học lên tiến sĩ ngành này tại NPUST và gắn bó với trung tâm từ đó đến nay...
Ông Minh chăm sóc những con vật tận tình đến từng chi tiết nhỏ. Ông bắt chúng tôi đeo khẩu trang trước khi vào trung tâm, dặn dò kỹ hạn chế việc chụp hình đến mức thấp nhất. Ông giải thích rằng những con vật này đã từng bị bắt, bị bỏ rơi… nên rất dễ nổi nóng. Tiếng máy chụp hình hay đèn flash rất dễ gây ra chuyện không hay. Trung tâm không phải là vườn thú nên hạn chế thấp nhất người lạ. Sự có mặt của chúng tôi là điều rất hiếm hoi.
Phần lớn những ngôi trường có học phí đắt đỏ nhất thế giới đều nằm ở Thụy Sĩ, chỉ một số ít ở Anh. Đây cũng là nơi rất nhiều gia đình giàu có trên thế giới gửi con đến học.
Đúng như ông tự hào, nơi này thật tuyệt vời. Mỗi cành cây, cọng cỏ, giàn gỗ leo trèo, dòng nước… được thiết kế sao cho gần với thiên nhiên nhất. Mỗi tập quán của từng con vật đều được nghiên cứu để tạo ra môi trường tốt nhất. Theo ông Minh, điều này còn nhằm để đưa các con vật về với thiên nhiên khi đã sẵn sàng. Trường có liên kết một số quốc gia có diện tích rừng tự nhiên lớn để đưa các con vật về thiên nhiên. Chẳng hạn, khỉ đít đỏ được đưa sang Indonesia, hổ được đưa sang Mông Cổ…
Những con vật ở đây đều có những số phận bi đát. Bầy khỉ đít đỏ, khỉ đuôi dài, tê tê… thu gom từ những chuyến buôn lậu trái phép. Đại bàng bị thợ săn bắn gãy cánh, chỉ đậu trên cành cây, mãi mãi không bay được. Con vẹt có bộ bộ lông sặc sỡ từng là vật cảnh trong một gia đình, nhưng đến một ngày, cứ cắn chân đến đứt, người chủ đành phải đem vào đây và thiên nhiên nơi đây khiến chú vẹt này trở lại bình thường. Một con vượn được đưa vào đây từ nhỏ từ khi mẹ vượn bị thợ săn bắn chết. Con hổ oai phong nhất trung tâm thì có một chân sau bị thọt, từng là vật nuôi làm cảnh bị thu giữ. Thậm chí, ở đây còn có một con chó mù do người dân đưa đến, chỉ biết chạy vòng quanh cắn đuôi suốt cả ngày... Nhờ thu giữ những động vật bất hợp pháp và nuôi dưỡng nên trung tâm có những cá thể sắp tuyệt chủng mà không có một vườn thú nào trên thế giới có được.
Hầu hết các ngôi trường ở Trung Quốc đều có vài chục đến hàng trăm học sinh. Thế nhưng, một ngôi trường được xây dựng khang trang này lại chỉ có 15 em. Điều đặc biệt hơn là số lượng giáo viên còn đông hơn học sinh.
Theo giáo sư Tải Xương Hiền, mặc dù là ngành học rất kén người, nhưng hiện nay khoa này có đến hơn 50 người đang theo học thạc sĩ và tiến sĩ. Đây là thành công rất lớn của trường.
Những con rùa được chăm sóc đến tận răng - Ảnh: Đăng Nguyên
Đại bàng mãi không bay được nữa vì bị thợ săn bắn gãy chân - Ảnh: Đăng Nguyên
Nhân viên đang chuẩn bị thức ăn. Có tất cả 20 người chăm sóc hơn 1.000 vật nuôi tại trung tâm - Ảnh: Đăng Nguyên
Bình luận (0)