Việc “nhập khẩu” giáo trình từ nước ngoài không phải điều mới mẻ ở ĐH FPT bởi nó đã được tiến hành ngay từ ngày đầu thành lập. Quy trình thực hiện bao gồm 3 bước: bước 1, đội ngũ chuyên gia sẽ tìm hiểu xem các trường ĐH trong top 100 thế giới hiện đang dùng các giáo trình nào; bước 2, trường lọc ra 3 đến 5 bộ giáo trình phù hợp nhất rồi tiến hành đặt mua để có thể xem giáo trình một cách chi tiết và cụ thể nhất; cuối cùng là thảo luận, chọn ra bộ giáo trình phù hợp nhất để đàm phán mua bản quyền hoặc nhập sách.
Tiến sĩ Trương Công Duẩn, Trưởng phòng Phát triển chương trình Đại học FPT cho biết, hiện các giáo trình mà ĐH FPT sử dụng đều có bản quyền của các nhà xuất bản nổi tiếng như McGraw Hill, Pearson, Cengage, Jones and Bartlett Learning, John Wiley... (trừ một số môn bắt buộc sử dụng giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Đồng thời, để bắt kịp tốc độ phát triển của kiến thức, nhà trường vẫn tiếp tục cập nhật thông tin về các bộ giáo trình mới theo chu kỳ 2 - 3 năm/lần.
Mục tiêu của Trường ĐH FPT là mỗi sinh viên được cung cấp một bộ giáo trình dùng riêng miễn phí trong suốt quá trình học tại trường. Bởi vậy nên đầu mỗi học kỳ, tất cả sinh viên sẽ được phát một bộ sách theo số môn đăng ký mà không phải bỏ thêm bất cứ chi phí nào.
Nhập khẩu giáo trình nước ngoài cũng là một trong các hành động để triển khai việc “Quốc tế hóa” của Trường Đại học FPT. Ưu điểm của giáo trình “nhập khẩu” là kiến thức được chuẩn hóa và cập nhật liên tục, hầu hết các giáo trình là bằng tiếng Anh, tạo điều kiện cho nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, để tạo sự đồng bộ cho cả hệ thống, ĐH FPT cũng yêu cầu tất cả các giảng viên phải tham gia tập huấn khóa IBSTPI (International Board of Standards for Training, Perfomance and Instruction) - khóa học đào tạo các kỹ năng giảng dạy cho giảng viên theo tiêu chuẩn quốc tế.
Về tổng thể, chương trình học được thiết kế dựa trên việc tham khảo các gợi ý về chương trình đào tạo của Hiệp hội máy tính (Association for Computing Machinery-ACM), chuẩn kiểm định ABET, các trường hàng đầu của Mỹ và các chuyên gia phần mềm trong các tổ chức và doanh nghiệp CNTT như Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA), FPT, Chương trình đào tạo của EC-Council, Học viện mạng và phần cứng Jetking (Ấn Độ); các trường Đào tạo Nghệ thuật trên thế giới, các Hiệp hội về Đào tạo nghệ thuật và thiết kế (National Association of Schools of Art and Design - NASAD). Các ngành khối kinh doanh được thiết kế dựa trên tham khảo các chuẩn kiểm định AACSB của Hiệp hội phát triển giảng dạy doanh thương bậc đại học (Association to Advance Collegiate Schools of Business) và ACBSP của Hội đồng Kiểm định các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh (Accreditation Council for Business Schools and Programs).
|
Bên cạnh đó, do là giáo trình nhập khẩu nguyên bản nên sinh viên sẽ phải chủ động nâng cao khả năng ngoại ngữ để có thể đọc hiểu và bắt kịp chương trình học. Cách làm này giúp sinh viên ĐH FPT luôn đảm bảo được chất lượng đầu ra về mặt ngoại ngữ và hoàn toàn có thể làm việc hay du học bậc cao hơn tại nước ngoài.
Trong kỳ tuyển sinh năm nay, ĐH FPT tuyển sinh các ngành Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn. Trường cũng dành 500 suất học bổng Nguyễn Văn Đạo với các mức từ 10% đến 100% do các thí sinh có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các cuộc thi Học sinh giỏi, năng khiếu, kỳ thi Đại học và thi sơ tuyển vào trường.
Bình luận (0)