Các nghiên cứu trước đây cho thấy nhiều học sinh trung học bị trầm cảm và lo lắng do căng thẳng trong học tập lẫn trong các mối quan hệ xã hội. Một nghiên cứu công bố năm 2011 cho biết tỉ lệ trầm cảm của nam sinh lớp 6 đã tăng gấp đôi khi lên lớp 10, trong khi tỉ lệ này ở nữ sinh là gấp ba lần. Dù vậy, kỹ năng đối mặt với trầm cảm ở học sinh tuổi thiếu niên lại rất yếu.
Ông David S. Yeager, Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Texas (Mỹ), đã tiến hành nghiên cứu trên một nhóm 265 học sinh lớp 9 của một trường trung học tại ngoại ô Austin, bang Texas (Mỹ).
tin liên quan
Ý tưởng độc: Gắn bàn đạp dưới bàn học để học sinh tập trung hơnMột cô giáo ở Trường trung học Martin, bang North Carolina, Mỹ đã nghĩ ra ý tưởng tạo một thiết bị bàn đạp dưới mỗi bàn học để học sinh đạp trong lớp, từ đó giúp học sinh tập trung hơn vào bài học.
Các học sinh này đọc một bài báo khoa học bàn về việc nhân cách con người có thể tiến hóa như thế nào. Sau đó, các học sinh được đọc bài viết của các học sinh lớp trên kể về những rắc rối chúng gặp phải trong trường học và cách chúng thoát ra khỏi trạng thái trầm cảm ấy. Sau cùng, các học sinh sẽ viết ra cảm xúc của mình khi bị rơi vào tình huống khó khăn và lời khuyên dành cho những học sinh lớp dưới để vượt qua những tình huống tương tự.
tin liên quan
Bi hài chuyện giáo dục giới tính: 'Con hỏi gì bậy bạ quá!'Trong tháng 8 vừa qua, trên nhiều trang mạng xuất hiện những hình ảnh, câu chuyện về một bé trai khoảng 5 tuổi không chịu ngủ trưa mà cứ muốn làm 'chuyện người lớn' với một bé gái cùng lớp mẫu giáo, khiến nhiều phụ huynh hoang mang.
Các học sinh này đã ghi báo cáo trên nhật ký trực tuyến, được đo nội tiết tố và tim mạch. Kết quả đăng tải trên Telegraph cho thấy, chúng đã có thể kiểm soát được chứng trầm cảm và cải thiện được kết quả học tập.
Giáo sư Yeager cho biết nếu các cuộc thử nghiệm năm 2017 tiếp tục thu được kết quả khả quan tương tự, ông sẽ đưa chương trình này đến các sinh viên Đại học Stanford để hỗ trợ cho các sinh viên tại đây.
tin liên quan
Cô giáo mang học trò mồ côi về nhà nuôi ăn họcNếu không có các thầy cô giáo Trường THPT Vĩnh Linh (Quảng Trị), đặc biệt là cô hiệu phó Lê Thị Chí, có lẽ cô học trò tên Tiên ấy đã bỏ học và phải ra đời sớm...
Bình luận (0)