|
Theo cô Duyến, việc mượn phòng học và xé lẻ trường thành các điểm đã kéo theo nhiều bất cập, khó khăn cho cả việc dạy và học. Phòng học chật trội, lại thiếu chỗ vui chơi và nghỉ ngơi của các cháu. Nước sạch phục vụ ăn uống, vệ sinh của các cháu cũng là vấn đề nan giải khi ở các nhà văn hóa đều không có bể nước sạch hoặc giếng khơi. Mỗi khi thôn xóm có công chuyện phải sử dụng nhà văn hóa thì cô trò nhà trường lại phải tạm dừng việc dạy học.
“Trước đây, mỗi khi các thôn tổ chức họp hành là lớp học phải nghỉ để trả phòng, có tuần thôn họp 3 ngày liền thì cũng đồng nghĩa với việc các cháu phải nghỉ cả 3 ngày. Sau nhiều lần kiến nghị, đề xuất, bây giờ các thôn cũng đã tạo điều kiện hơn, họ phải “lựa” họp vào các ngày thứ 7, chủ nhật…”, cô Duyến chia sẻ.
Chỗ học của học sinh đã vậy, nơi làm việc của ban giám hiệu nhà trường cũng hết sức khó khăn. Hàng chục cán bộ, giáo viên đang phải làm việc, họp hành trong một gian ki ốt chật trội được Ban quản lý chợ Gia Minh cho mượn.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Hà Tiến Minh, Chủ tịch UBND xã Gia Minh, cho biết dự án xây dựng trường mầm non của xã được triển khai từ tháng 6.2012 với kinh phí dự kiến 5,6 tỉ đồng. Sau một năm thi công, khi phần thô của ngôi trường đã xây xong thì phải dừng lại và bỏ dở từ đó đến đến nay vì gặp khó khăn về vốn. “Hiện tại chỉ còn các hạng mục như khuôn viên, tường bao, khu vệ sinh và phần hoàn thiện nữa là có thể đưa công trình vào sử dụng nhưng xã chúng tôi cũng chưa biết khi nào mới có kinh phí để tổ chức thi công tiếp”, ông Minh nói.
Định Dụng
>> Không có nguồn nước sạch cho trường mầm non
>> Đề xuất ưu đãi trường mầm non ngoài công lập
>> Thêm 4 trường mầm non ở Lâm Đồng
>> TP.HCM: 11 phường chưa có trường mầm non
Bình luận (0)