Truyền thông Trung Quốc cảnh báo NFT là gian lận

29/11/2021 16:13 GMT+7

Cảnh báo mới nhất của phương tiện truyền thông nhà nước được đưa ra khi NFT và Trung Quốc' target='_blank' rel='noopener noreferrer'>Trung Quốc dẫn đến một ‘metaverse’ bị chia cắt">metaverse đang đà phát triển, với danh sách ngày càng tăng các công ty Trung Quốc công khai đón nhận chúng.

Tờ Nhân Dân Nhật báo (People’s Daily), cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, mới đây lên tiếng chống lại cơn sốt đầu tư xung quanh các mã thông báo không thể thay thế (NFT), đặt nghi vấn liệu đó có phải là một “trò chơi có tổng bằng không (zero-sum game) được thổi phồng bởi các nhà đầu tư tiền điện tử” hay không.

Một du khách chụp ảnh trước tác phẩm kỹ thuật số “Untitled (Self-Portrait)” của Andy Warhol và nghệ sĩ kỹ thuật số Mike Winkelmann, thường gọi là Beeple, tại Hội chợ nghệ thuật kỹ thuật số ở Hồng Kông

Reuters

Theo South China Morning Post, công ty truyền thông 36kr Holdings đã tặng 1.124 bộ sưu tập kỹ thuật số theo chủ đề siêu vũ trụ ảo “metaverse” tại một hội nghị ở Thâm Quyến hôm 24.11, đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng đối với tài sản kỹ thuật số bất chấp lệnh cấm trước đó của Bắc Kinh về hoạt động kinh doanh và khai thác tiền điện tử.

Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc hiện không cấm NFT hoặc metaverse một cách rõ ràng. Họ vẫn đang để ngỏ cánh cửa cho hàng chục công ty niêm yết đưa thông báo về kế hoạch kinh doanh trong tương lai có liên quan đến hai khái niệm này. Sự cường điệu hóa gần đây đã tạo ra một “nhóm cổ phiếu metaverse” với những đợt tăng giá mạnh, khiến các nhà quản lý thị trường phải đưa ra cảnh báo và đặt câu hỏi.

NFT là gì mà gây sốt toàn cầu?

Bài báo của Nhân Dân Nhật báo, được xuất bản trực tuyến hôm 25.11 với tiêu đề Liệu NFT có dẫn đến hành vi lừa đảo hoặc gian lận?, đặt nghi vấn về việc giá NFT tăng vọt, chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số Everydays: the First 5000 Days của Beeple được bán ở mức 69,3 triệu USD hồi tháng 3.2021. Ngoài ra, bài báo cũng lưu ý sự phổ biến của NFT đã được thể hiện rõ ràng sau khi những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như Tencent Holdings, Ant Group và ByteDance thử nghiệm mong muốn của người dùng đối với các bộ sưu tập kỹ thuật số.

Khác với thị trường nước ngoài, nơi tiền điện tử được chấp nhận để thanh toán cho NFT, các nhà phát hành Trung Quốc chỉ chấp nhận nhân dân tệ, và NFT không thể được bán lại một khi đã mua. Dù vậy, đã có những suy đoán không được kiểm soát. Ví dụ, một ngọn đuốc kỹ thuật số cho đại hội thể thao châu Á Asian Games, được ra mắt bởi nền tảng blockchain AntChain của Ant hồi tháng 9.2021, ban đầu chỉ có giá 39 nhân dân tệ (6,1 USD), nhưng sau đó giá trị của nó được nâng lên hơn 10.000 nhân dân tệ.

Ant, gã khổng lồ công nghệ tài chính (fintech) liên kết với chủ sở hữu Alibaba Group Holding, đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. Tuy nhiên, công ty nhiều lần cho biết các mã kỹ thuật số (token) là để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và Ant kiên quyết chống lại việc đầu cơ giá xung quanh các sản phẩm NFT.

Chính quyền Bắc Kinh luôn coi tiền điện tử là mối đe dọa tiềm tàng đối với sự ổn định tài chính của đất nước, nhưng cho đến nay vẫn để NFT “trong vùng xám”. Nhà chức trách Trung Quốc đã cấm các ngân hàng và các đơn vị thanh toán hỗ trợ cho giao dịch Bitcoin kể từ năm 2013. Nước này cũng cấm huy động vốn bằng cách phát hành tiền điện tử lần đầu ra công chúng (ICO) và trao đổi tiền điện tử vào năm 2017. Hoạt động khai thác tiền điện tử đã không còn được phép từ tháng 5.2021.

Cho đến nay, NFT đã trốn tránh sự giám sát theo quy định của Trung Quốc, nhưng các cánh cửa dường như đang đóng lại. Cả Tencent và Ant gần đây đã đổi tên dịch vụ NFT của họ thành “đồ sưu tầm kỹ thuật số”, sau khi Securities Times, tờ báo tài chính do Nhân Dân Nhật báo giám sát, cảnh báo về bong bóng rủi ro tiềm năng liên quan đến NFT.

"Vua Meta" Ấn Độ tạo dựng gia tài triệu USD bằng cách nào?

Theo giới chuyên gia, chính quyền Bắc Kinh có thể sẽ đưa ra những quy định chặt chẽ hơn. “Khi thị trường giao dịch NFT chứng kiến ​​sự tăng trưởng theo cấp số nhân về khối lượng, thật khó để nói rằng NFT không có thuộc tính tài chính, thật khó để tưởng tượng NFT có thể phát triển ở Trung Quốc mà không liên quan đến tiền điện tử và các quy định liên quan”, ông Winston Ma, giáo sư trợ giảng tại trường luật NYU Law School, nói. Được biết, ông Ma cũng là tác giả cuốn sách The Digital War - How China’s Tech Power Shapes the Future of AI, Blockchain and Cyberspace (tạm dịch: Cuộc chiến kỹ thuật số - Cách sức mạnh công nghệ của Trung Quốc định hình tương lai AI, Blockchain và Không gian mạng).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.