Như một cách tôn vinh những nhan sắc Việt nổi tiếng một thời: Hoàng hậu Nam Phương, nghệ sĩ Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng và hoa hậu đầu tiên của Việt Nam: Công Thị Nghĩa, TNTS dựng lại chân dung của “tứ đại mỹ nhân” với sự tham gia của Á hậu Dương Trương Thiên Lý - cũng là một nhan sắc nổi bật của Việt Nam thời hiện đại.

hông chỉ xinh đẹp, đài các, hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam còn là người xuất thân từ gia đình quý tộc và có học thức cao. Trước khi lên ngôi hoàng hậu năm 19 tuổi, bà có khuê danh Nguyễn Hữu Thị Lan và từng 3 năm liền đoạt giải Hoa hậu Đông Dương.

Trong bài là bức ảnh hoàng hậu trong bộ Âu phục của thập niên 1950. Phong cách trang điểm đặc trưng của thời kỳ này là cổ điển, quyến rũ nhưng rất chuẩn mực, không quá nhẹ nhàng nhưng cũng không quá lộng lẫy. Chân mày là điểm được chú ý nhất với phái đẹp thời kỳ này. Hoàng hậu Nam Phương có chân mày đặc trưng là mỏng, được định hình rõ ràng. Màu môi không quá nổi bật nhưng đủ tôn vinh được khuôn miệng đẹp của bậc mẫu nghi thiên hạ. Mái tóc uốn xoăn vào nếp, bồng bềnh là mẫu phổ biến của phụ nữ thập niên 1950, cổ điển và gợi cảm. Phong cách quý phái còn được nhấn mạnh bằng kiểu mũ hoàng gia cùng tông màu trang sức, đính lệch một bên tóc. Vẻ ngoài trở nên hoàn hảo khi kết hợp trang sức là chuỗi ngọc trai quấn nhiều vòng, hoa tai đồng bộ và brooch cài áo hình bông hoa đầy tinh tế. 

han sắc một thời này còn được biết đến là “hoa hậu Thu Trang” - một điệp viên, nhà báo và là hoa hậu đầu tiên của Việt Nam. Sau này, bà nổi tiếng với vai trò của một tiến sĩ sử học hơn là hoa hậu. Trong một lần đi lấy tin để viết bài về cuộc thi hoa hậu năm 1955, bà được một số người khuyên đăng ký tham gia cuộc thi này và đã bất ngờ giành ngôi vị cao nhất. Sự nghiệp mới mở ra khi bà nhận được nhiều lời mời đóng phim. Nổi bật nhất là vai Kiều Nguyệt Nga trong phim Lục Vân Tiêncủa đạo diễn Tống Ngọc Hạp.

Trước khi trở thành hoa hậu, người phụ nữ tài sắc sinh năm 1932 đã nức tiếng là một trong những tuyệt sắc giai nhân - của đất Hà thành. Sau này, bà sang Pháp học lấy bằng tiến sĩ và định cư tại đây nhưng vẫn thường xuyên về Việt Nam giảng dạy cho sinh viên các trường đại học. 

Đây là bức ảnh hoa hậu Thu Trang trên bìa tạp chí Màn Ảnhsố đầu tiên của năm 1955 với phong cách làm đẹp đặc trưng của phụ nữ thời kỳ này: cổ điển và quyến rũ. Chân mày đậm, cao được chăm chút nổi bật nhất. Đôi mắt được nhấn màu ở phần đuôi để tạo độ sâu và cuốn hút. Màu son đậm cũng là một điểm nhấn tạo nên vẻ đẹp tổng thể đầy quyến rũ.

Mái tóc uốn xoăn lọn to, chải bồng bềnh ở phần mái. Phần tóc phía sau được búi gọn gàng để khoe được phần cổ và bờ vai thanh tú. Trang sức chính là điểm nhấn cuối cùng, góp phần giúp người đẹp thêm phần sang trọng và quyến rũ đến khó cưỡng. 

ây là ngôi sao sáng nhất của nền điện ảnh thương mại Việt Nam thập niên 1950 - 1970. Không chỉ ở phạm vi trong nước, tên tuổi của Thẩm Thúy Hằng còn vươn ra thế giới với nhiều hợp đồng điện ảnh thành công ở Indonesia, Philippines, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản... “Nữ hoàng sân khấu đèn màu” còn được xem như một hiện tượng về nhan sắc với đôi mắt to tròn, môi trái tim, sống mũi thon và đặc biệt là vòng eo rất nhỏ so với tỷ lệ cơ thể. Vẻ đẹp khuynh đảo của bà ở thời hoàng kim đã trở thành tiêu chuẩn sắc đẹp cho phụ nữ lúc bấy giờ.

Trong bức ảnh này, Thẩm Thúy Hằng thể hiện rõ hình mẫu của vẻ đẹp phụ nữ thập niên 1960. Đôi mắt được trang điểm nổi bật với eyeliner vẽ dày, đậm. Thậm chí, chì kẻ mắt được dùng để vẽ lên cả bầu mắt. Chân mày cũng được định hình rõ nét và đậm màu. Thời kỳ mi giả và mascara được tận dụng tối đa trong kỹ thuật trang điểm trên gương mặt Thẩm Thúy Hằng, tạo thành “đôi mắt búp bê” như Twiggy huyền thoại. Màu môi hồng nhạt giúp khuôn mặt được cân bằng khi mắt đã được chăm chút quá nổi bật. 

Mái tóc được đánh phồng, búi gọn phía sau, làm tăng vẻ sang trọng, quý phái. Thêm một nét đặc trưng ở kiểu tóc của Thẩm Thúy Hằng là phần mai luôn được vấn kỹ càng để tạo độ cong như điểm nhấn duyên dáng một bên mặt. Trang sức nổi bật là đôi hoa tai dạng hạt đính sát tai. 

à được mệnh danh là “nữ hoàng sân khấu” nức tiếng một thời với vẻ đẹp sang trọng, quý phái và đậm chất Á Đông. Nữ nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn này còn được xem là hình mẫu về vẻ đẹp của nhiều phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ với lời so sánh: “Đẹp như nghệ sĩ Thanh Nga”. Ngay từ năm 13 tuổi, bà đã sớm bộc lộ năng khiếu về nghệ thuật cùng nhan sắc rực rỡ không cần đợi tuổi. Năm 1978, ở tuổi 36, bà đã bị sát hại cùng với chồng sau một đêm diễn trở về, khi sự nghiệp đang ở đỉnh cao. 

Đây là một trong những bức ảnh đẹp nhất của nghệ sĩ Thanh Nga với phong cách đặc trưng của thập niên 1960: áo dài hoa nổi bật, kết hợp trang sức là hoa tai và vòng cổ. Điểm nhấn mạnh mẽ nhất của phong cách trang điểm ở thập niên này là ở đôi mắt: eyeliner được vẽ dày, đậm để làm nổi bật đôi mắt to tròn. Mi giả và mascara cũng được tận dụng tối đa. Với đôi mắt đã quá nổi bật, màu môi sẽ được chọn tông nhạt để cân bằng với tổng thể gương mặt. 

Kiểu tóc đánh phồng ở phần mái, chải ngược ra phía sau theo kiểu nửa đầu, còn phần đuôi uốn lọn mềm mại là mẫu đặc trưng của phụ nữ thập niên 1960. Mái tóc của nghệ sĩ Thanh Nga còn được điểm xuyết thêm chiếc cài dạng lược kiểu đính ngọc trai để thêm nổi bật, rạng rỡ. 

Người mẫu: Dương Trương Thiên Lý

Ảnh: Đại Ngô

Trang điểm: Quang Hiền

Tạo mẫu tóc: Viễn Dương

Stylist: Mida

Mỹ phẩm: M.A.C

Trang sức: PNJ

Áo dài: Rosemary


Báo Thanh Niên
01.03.2018

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.