Từ tâm chấn Nepal: Người Việt đợi ngày về trong lo âu
27/04/2015 19:07 GMT+7
(TNO) Sau thảm họa, giờ đây Kathmandu - thành phố phải hứng chịu cơn động đất khủng khiếp nhất ở Nepal - trong tình trạng bát nháo. Nạn nhân được chuyển đến bệnh viện mỗi lúc một nhiều, tiếng rên la thảm thiết.
Tự động phát
(TNO) Sau thảm họa, giờ đây Kathmandu - thành phố phải hứng chịu cơn động đất khủng khiếp nhất ở Nepal - trong tình trạng bát nháo. Nạn nhân được chuyển đến bệnh viện mỗi lúc một nhiều, tiếng rên la thảm thiết.
Video: Gặp nhân chứng người Việt trong trận động đất ở Nepal
Video: Gặp nhân chứng người Việt trong trận động đất ở Nepal |
Mặt đường nứt sau trận động đất - Ảnh: Rhýthm Khapangi Magar (từ Nepal)
|
"So với hai hôm trước, mấy giờ qua không còn thấy dư chấn nào nhưng quang cảnh hỗn độn thì vẫn còn. Hai nơi tôi cảm thấy khó thở nhất ở đây là bệnh viện và sân bay. Cả hai đều ở trong tình trạng quá tải nghiêm trọng”, chị Trần Hương, Giám sát viên của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), một trong những người Việt có mặt tại Nepal vào “thời khắc sinh tử”, chia sẻ với Thanh Niên Online.
Theo chị Hương, từ khách sạn nơi chị ở đến sân bay khá gần nhưng vì đường xá đang hư hỏng nặng nề nên giao thông luôn trong tình trạng ùn tắc. “Hôm qua, trên đường ra sân bay tôi có đi ngang một bệnh viện và phải mất gần nửa giờ mới có thể "thoát" được”, chị Hương nói.
Chị Hương miêu tả nơi ấy chật kín người. Nạn nhân nằm la liệt phía trong và tràn ra cả hành lang. Còn phía trước cổng bệnh viện cũng trong tình trạng bát nháo. Số nạn nhân được chuyển đến mỗi lúc một nhiều, tiếng rên la thật thảm thiết.
Người dân ngủ ngoài đường sau thảm họa - Ảnh: Rhýthm Khapangi Magar (từ Nepal)
|
Vừa từ Nepal về đến TP.HCM vào sáng 27.4, chị Võ Thị Kim Cương cũng là người trải qua những giây phút kinh hoàng từ trận động đất lớn nhất Nepal trong 81 năm qua. Ở Nepal, chị Kim Cương làm chủ quán phở tên “Pho 99” nằm tại Jhamsikhel, Kathmandu.
Chị kể lại những giây phút không thể nào quên: “Đó là khoảng 11 giờ 56 phút ngày 25.4. Thời điểm này, tôi đang họp với nhân viên trong nhà hàng để chuẩn bị đón khách như mọi ngày. Cơn địa chấn xảy đến bất chợt. Ban đầu, chúng tôi còn tưởng mặt đất rung chuyển là do tác động của những chiếc xe chở hàng bên ngoài. Cho đến khi đồ đạc bắt đầu ngã nghiêng…”.
Theo chị Kim Cương, trước thời điểm xảy ra động đất, mọi sinh hoạt ở Kathmandu diễn ra bình thường. Mô tả những gì đang diễn ra tại Nepal sau thảm họa động đất, chị Kim Cương cho biết, số lượng người nước ngoài sinh sống và du lịch tại đây không thể tiếp tục chờ đợi những gì sẽ diễn ra. Họ kéo ra sân bay và nơi đây bắt đầu xảy ra tình trạng quá tải.
Theo quan sát của chị Kim Cương, khu vực này tập trung quá đông người dẫn đến xô xát, tranh cãi.
Sân bay Kathmandu chỉ giải quyết các chuyến bay cho người đã có vé. Số còn lại rất đông người đang du lịch dài ngày hoặc sinh sống nên không có vé và buộc phải trì hoãn ngày về trong lo âu.
Người dân ngủ ngoài đường la liệt sau thảm họa - Ảnh do nhân vật cung cấp
|
Sân bay ở Kathmandu đông nghịt người - Ảnh do nhân vật cung cấp
|
Hành khách chen lấn trước cửa vào sân bay - Ảnh do nhân vật cung cấp
|
Người dân tập trung trước cửa sân bay ở Kathmandu - Ảnh do nhân vật cung cấp
|
Viết cho con từ Kathmandu hoang tàn
Khi tôi ghi lại những dòng này, tôi vẫn cảm nhận được từng đợt rung lắc dưới chân mình. Tôi vẫn đang ở Kathmandu tan hoang. Vẫn ngụ tại khách sạn, nơi không còn cửa kính, tường nhiều chỗ nứt, vỡ và chốc chốc lại phải di tản ra ngoài đường...
Gần 24 tiếng sau thảm họa, tôi vẫn chưa thể chia tay được Kathmandu xinh đẹp. Vâng, một ngày trước khi gánh thảm kịch, Kathmandu rất bình yên. Trong mắt tôi, đất nước Nepal quá đẹp, nhất là sự tuyệt diệu từ tạo hóa ban tặng như đỉnh Everest vĩ đại, dãi Himalaya hùng vĩ. Nepal tuyệt hảo cho đến khi... cơn cuồng nộ của thiên nhiên giáng xuống.
Là một phụ nữ, tôi cảm thấy bấn loạn, tay chân run rẩy khi trước mắt là hàng đống đổ nát, xác người nằm la liệt. Ngay lúc đó, tôi nghĩ là đang tận thế!
Ôi Kathmandu xinh đẹp của tôi, ôi quảng trường Hoàng cung Patan nổi tiếng, nơi mà tôi chỉ mới tham quan hôm kia... Giờ đây, mọi thứ chỉ còn là một đống đổ nát.
Gần như tôi đã mất hơn nửa buổi sáng để tìm cách chia tay Kathmandu. Khách sạn nơi tôi ở khá gần với sân bay. Sáng nay, sân bay đã mở cửa trở lại, nhiều hãng hàng không đã nhận khách. Song, tôi vẫn phải ở lại Kathmandu và theo thông báo, tối nay (26.4 - giờ địa phương) tôi mới có thể bay.
Tại sân bay Kathmandu, nhiều khách du lịch vạ vật chờ được bay khỏi Nepal - Ảnh: Trần Hương
Nếu bạn từng một lần đến Nepal, chắc chắn trước lúc chia tay bạn sẽ rất quyến luyến. Nhưng ngay lúc này, tôi không thấy điều đó tồn tại. Thật buồn, trong đó có cả tôi.
Sau một hồi lâu vạ vật ngoài sân bay, tôi lại phải trở lại nơi cũ, cũng cái khách sạn cũ, nơi không còn cửa kính...
Ở sân bay, tôi đã không thể chen nổi vào dòng người đen kịt, mặt mày thất thần, quần áo nhàu nát... Ở họ đều toát lên vẻ sợ hãi, cần một sự trốn chạy.
Tôi không có lều trại, cũng không dám nằm vạ vật trên các bãi cỏ xơ xác...
Đọc tin trong 48 giờ tới Nepal có thể hứng chịu thêm một trận động đất mạnh không kém nữa, cầu mong đó chỉ là dự đoán và đêm nay hy vọng tôi được bay về với bạn Mimie (tên con gái của tác giả-BTV).
Trần Hương
(từ Nepal) |
|
|
|
|
|
|
Infographic "Động đất mạnh như thế nào" - Thực hiện: Độc Nhất Một
|
Bình luận (0)