Và hôm nay, chúng tôi gặp Hiệp trên đảo nhưng trong quân phục của người lính hải quân.
“Ngày ấy mình cũng như rất nhiều sinh viên trên toàn quốc, ao ước một lần được ra với các anh chiến sĩ ngoài hải đảo xa xôi. Mình học tập và tham gia các hoạt động Đoàn Hội, năng nổ nhiệt huyết và cuối cùng được chọn đi. Niềm vui xen lẫn tự hào. Đến bây giờ cảm xúc vẫn còn nguyên vẹn”, Hiệp đón chúng tôi từ bến tàu niềm nở, ôm chầm lấy từng người.
tin liên quan
Nữ sinh 9X xinh đẹp, học giỏi 'thuyết phục' bố mẹ chơi game kiếm 20 triệu đồng/thángĐàm Ngọc Linh (21 tuổi) sinh viên ĐH KHXH và NV (ĐHQG Hà Nội) vừa giành ngôi vị cao nhất trong cuộc thị Miss Đột kích 2017. Cô có vẻ ngoài xinh như hot girl và khả năng chơi game cực “đỉnh”. Cô đang làm công việc "streamer game" với thu nhập trên dưới 20 triệu đồng/tháng.
Có lẽ hơn ai hết, Hiệp hiểu rõ cảm xúc của chúng tôi, những người trẻ trên chuyến hành trình này. Bởi cũng mùa này cách đây 6 năm, Hiệp lênh đênh với những con sóng, ngọn gió để ra với các anh. Bấy giờ Hiệp là sinh viên năm 3 Học viện Hậu cần, Hiệp mang theo mô hình cải thiện chăn nuôi trồng trọt ra đảo.
“Khi chuẩn bị hành trang cho chuyến hải trình ra đảo, mình đã chuẩn bị thật chu đáo với hy vọng mang được hơi ấm, mang tình cảm từ đất liền làm động lực để các anh an tâm chiến đấu. Thế nhưng, khi ra đến nơi, khi được tiếp xúc với các anh thì chính sự can đảm, lòng quyết tâm của các anh lại là động lực cho những bạn trẻ như chúng mình quay về lại đất liền với nhiều dự định mới để cống hiến, để hy sinh cho nước nhà”, Hiệp trải lòng.
Và thế là, với sự quyết tâm cao độ, năm 2012, chàng trai người Mê Linh, Hà Nội Trần Quốc Hiệp tốt nghiệp ra trường với tấm bằng trung úy, tìm đến các thủ trưởng, lãnh đạo để thực hiện ước mơ làm người lính hải quân.
Hiệp được huấn luyện và làm việc một thời gian tại Cục Kỹ thuật Hải quân (Hải Phòng), đến năm 2015 thì chuyển ra đảo công tác. Điểm đầu tiên của Hiệp là đảo Sinh Tồn và hiện anh đang công tác tại đảo Sơn Ca (thuộc quần đảo Trường Sa).
“Cảm xúc giữa lần đầu ra đây trong chuyến hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” so với lúc được mặc trên mình quân phục lính hải quân và thực hiện nhiệm vụ của người lính đảo thì có gì khác nhau?”, chúng tôi hỏi. Hiệp không ngại ngần chia sẻ: “Khác chứ, khác rất nhiều. Ngày xưa mình đi trải nghiệm, đi để cảm nhận là chính. Nhưng còn bây giờ, ra đây với tâm thế và nghĩa vụ của một người lính. Lòng mình và chí mình phải vững. Nhưng thật sự lúc ra lại đảo để nhận nhiệm vụ mình thấy thân thuộc như là nhà, như một mối lương duyên”.
Ở đảo, không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, với dự án cải thiện mô hình chăn nuôi trồng trọt trên đảo được mang ra từ ý tưởng trong chuyến hải trình, Hiệp đã phát triển và giúp đời sống người lính ở đảo Sơn Ca đảm bảo 100% nhu cầu rau xanh.
Với ý tưởng ban đầu, Hiệp bắt đầu nghiên cứu điều kiện khắc nghiệt ở Trường Sa để tìm ra hướng giải quyết bài toán rau xanh ở đảo. Mỗi ngày, Hiệp hướng dẫn các chiến sĩ trồng rau gì, trồng như thế nào để luân canh, gối vụ các loại rau đáp ứng nhu cầu phong phú và tránh tình trạng trồng đại trà.
tin liên quan
Chàng trai Việt 'nông dân' đầu tiên tìm ra lỗ hổng Facebook được thưởng ngàn USDPhạm Văn Khánh (25 tuổi) là người Việt Nam đầu tiên tìm ra lỗ hổng bảo mật của Facebook và được công ty của Mỹ cấp toàn cầu này thưởng 6.000 USD.
Hiện tại Hiệp đã lắp được công trình nhà kính cho các vườn rau tại đảo. Còn trước đây, với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, vào những mùa nắng phải dùng bạt đen để che nắng đỉnh điểm từ 11 - 14 giờ. Mùa biển động, gió mạnh mang nước biển vào cũng phải che chắn và tưới vào buổi sáng để rửa mặn cho rau.
“Trong đất liền trồng rau bằng đất thịt trộn với phân đã xử lý còn ở đảo thì đất là cát san hô, nên phải lấy xơ dừa để ủ từ 2 - 3 tháng cho rã ra, cộng với đất vi sinh từ đất liền được cấp theo định mức trộn với cát san hô rồi mang đi phơi xử lý. Sau đó bón thêm xơ dừa đã ủ và lá cây khô cũng đã được ủ trước đó. Trộn tất cả lại với nhau và trồng bằng bồn. Để giữ được nước và ngăn cản quá trình bốc hơi nước, Hiệp đào đất sâu 40 phân, lớp dưới cùng là đất tiếp đến là lớp bạt và lớp trên cùng là cát”, Hiệp phân tích những khó khăn phải khắc phục để trồng được rau trên đảo.
Bên cạnh đó, Hiệp chủ động ươm hạt, cây nào phát triển tốt thì tách riêng để phát cho các đơn vị trồng. Còn cây nào yếu sẽ phục vụ nhu cầu ăn rau mầm. Theo lời đồng đội trên đảo, từ ngày Hiệp về đảo, tất cả các loại rau hộp trong đất liền gửi ra đều không cần phải sử dụng đến.
Bình luận (0)