Giám tuyển Ace Lê |
Anh đánh giá thế nào về quy trình thẩm định tranh Việt Nam tại thị trường quốc tế?
Về mặt thẩm định tranh Việt Nam, nhìn chung các sàn hiện có chuyên môn giới hạn vì họ không thuê người Việt làm chuyên gia thẩm định. Dù các sàn đấu giá lớn họ đều có các ban riêng biệt để làm công tác thẩm định nhưng do thị trường Trung Quốc, Đài Loan hoặc Hồng Kông rất lớn nên hầu hết các tranh từ Đông Nam Á hiện nay đều được thẩm định bởi chuyên gia đến từ các thị trường trên. Các sàn đều có bài toán kinh tế riêng của họ và dĩ nhiên họ sẽ chưa đầu tư nhân lực vào các thị trường nhỏ như Việt Nam. Một ví dụ điển hình là chuyên gia các nước khác khi thẩm định tranh Việt Nam không đọc được các lạc khoản viết bằng chữ Nôm, dẫn đến những trường hợp trớ trêu như bức Cô gái chải đầu của sàn Auguttes ghi là của họa sĩ Trần Bình Lộc nhưng lại được ký tên họa sĩ Trần Tấn Lộc. Triển lãm lần này là một cột mốc quan trọng, vì đây là lần đầu tiên Sotheby’s đầu tư một buổi triển lãm phi thương mại, và đây là lần đầu tiên họ có động thái tìm đến các mạng lưới chuyên gia người Việt để được cố vấn.
Tác phẩm Thiếu nữ bên mẫu đơn của Lê Phổ |
LAN KHANH |
Quá trình phát triển dự án này đã được tiến hành trong bao lâu?
Sotheby’s bắt đầu liên lạc với giám tuyển từ cuối năm ngoái. Đối với thị trường Việt Nam, thay vì mở ngay các phiên đấu giá, một buổi triển lãm như thế này sẽ giúp các sàn lấy được hơi thở và góc nhìn từ người bản địa. Còn đối với các sàn đấu giá, đây là trường hợp đặc biệt vì hầu hết họ sẽ chỉ mở triển lãm để đấu giá chứ không đầu tư làm triển lãm phi thương mại. Do đó đây là một thông điệp ý nghĩa mà sàn Sotheby’s muốn gửi đến thị trường. Họ tôn trọng giá trị văn hóa và chuyên môn của những người bản địa thay vì chỉ đề cao lợi nhuận. Tuy nhiên cũng phải chú ý rằng đây là động thái của Sotheby’s tiến vào thị trường Việt Nam.
Hệ thống và quy trình tổ chức các buổi triển lãm lớn ở Việt Nam đã học được điều gì từ lần hợp tác này?
Ace Lê là nhà nghiên cứu và giám tuyển nghệ thuật độc lập. Anh là Giám đốc sáng lập của Lân Tinh Foundation, Tổng biên tập tạp chí Art Republik Việt Nam. Hiện Ace Lê thuộc Ban cố vấn của Kho dữ liệu nghệ thuật VN (ViAA) và là thành viên chương trình Lãnh đạo Nghệ thuật quốc tế 2022 của Hội đồng Nghệ thuật Úc. Anh tốt nghiệp khóa thạc sĩ về Nghiên cứu bảo tàng và thực hành giám tuyển; thạc sĩ về Báo chí và Truyền thông tại Nanyang Technological University, đồng thời tốt nghiệp Cử nhân Quản trị kinh doanh tại National University of Singapore.
Hiện nay quy trình tổ chức triển lãm ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn nhất định. Đơn cử như việc vận chuyển cũng phải sử dụng loại xe tải đặc biệt mà chúng ta chưa cung cấp được. Hoặc quá trình bảo quản phải đảm bảo được độ ẩm, nhiệt độ phù hợp để lưu giữ tranh cũng chưa có. Quan trọng nhất là về vấn đề bảo hiểm cho tranh, hiện tại ở Việt Nam chưa có công ty nào có phân khúc này vì tranh ảnh tại Việt Nam chưa được công nhận chính thức là một loại tài sản. Đây cũng chính là hạn chế mà triển lãm lần này chưa thể mang tranh ở nước ngoài về để giới thiệu cho công chúng.
Mẹ và con bên bàn thờ của Mai Trung Thứ |
Anh đánh giá triển lãm lần này sẽ có ảnh hưởng gì đến thị trường?
Thị trường mỹ thuật Việt Nam đang được đánh giá rất tiềm năng, các số liệu thể hiện tốt nhất ở Đông Nam Á. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho các nhà nghiên cứu, các bạn sinh viên đam mê phê bình hội họa tin rằng chúng ta có thể sống bằng nghề của mình. Buổi triển lãm lần này cũng sẽ là bước đệm để các sàn đấu giá lớn khác dấn thân vào thị trường Việt Nam. Nghệ thuật là để được chia sẻ. Tôi hy vọng rằng qua triển lãm lần này, các bạn trẻ khi được đào tạo bài bản sẽ quan tâm đến các mảng nghệ thuật hiện đại hơn, thay vì chỉ chú ý vào mảng nghệ thuật đương đại.
Giao ước vòng ngọc của Vũ Cao Đàm |
Triển lãm Hồn xưa bến lạ giới thiệu về các họa sĩ “Tứ kiệt Đông Dương” |
Bình luận (0)