14 tuổi được mời chạy… trên phim
Tôi và bạn trai tên Kiện thì được chọn vào vai của Mai và Nu hồi còn nhỏ. Năm đó tôi chỉ 14 tuổi. Tôi đã được xem vai diễn của chị Thụy Vân trong phim Nổi gió nên khi được chọn đóng phim cùng chị thì thích lắm.
Nhân vật Mai mà tôi thủ vai lúc còn nhỏ làm công việc giao liên. Do vậy các cảnh quay mà nhân vật tôi đóng chỉ chủ yếu là… chạy. Giao liên mà. Chạy và chạy thật nhanh. Tôi cứ vai trần, chân trần như vậy, băng băng giữa suối. Lạ nước thế nào mà ngứa phát điên lên. Ngứa quá không ngủ được.
Tự truyện Ái Vân - Để gió cuốn đi: Bị đồn thổi đóng phim con heo
Những ngày đầu sang trại tị nạn ở Đức, Ái Vân chịu đủ mọi áp lực về tinh thần nhưng đỉnh điểm vẫn là câu chuyện bị đồn đóng phim con heo.
Một bữa vừa ngủ dậy, thò chân xuống dưới giường bỗng chạm vào vật gì đó mềm mềm trơn trơn. Nhìn xuống, cha mẹ ơi, một con rắn đang cuộn tròn tỉnh queo dưới chân. Tôi hét lên một tiếng làm kinh động suốt cả khu lán. Một số cảnh quay khác thì quay ở Tam Đảo. Không khác gì ở Hòa Bình, tôi lại chạy từ trên đỉnh dốc xuống chân dốc, rồi lại chạy từ chân dốc lên đỉnh dốc, chạy hoài như vậy vài lần đạo diễn mới vừa ý. Quay xong mệt rũ người, vừa đến chỗ đoàn phim thì đạo diễn Nguyễn Văn Thông bảo: “Cháu đưa chân đây”. Tôi rất ngạc nhiên, chưa hiểu vì sao. Giơ chân lên thì eo ơi, mỗi kẽ chân của tôi là một con vắt đã hút máu tới no tròn. Kinh hoàng.
Sợ quá hóa giận, nỗi giận vô cớ khiến tôi cứ thế một mình đi phăm phăm lên đỉnh đồi cả hai, ba cây số, đứng khóc tức tưởi. Giấc mộng đi đóng phim để được gặp chị Thụy Vân đã không thành hiện thực vì Mai lớn đâu có diễn chung với Mai bé. Rồi lại gặp rắn, bị ngứa, và vắt cắn khiến tôi vừa thất vọng vừa sợ khiếp vía. Khóc chán chê, không còn lựa chọn nào khác, tôi lại một mình mò xuống chân núi, nơi đoàn làm phim đang chờ.
15 tuổi đóng vai chính
|
Học trường nhạc được mấy tháng, một buổi chiều tôi đang từ tầng ba chạy xuống thì thấy có mấy người ở xưởng phim: chú Nguyễn Đức Hinh đạo diễn, chú Dương Đình Bá quay phim và các chú quay phim khác mà tôi quen. Tôi chạy đến chào, hỏi: “Các chú làm gì ở đây?”. Chú Hinh nói: “Các chú tuyển người đóng phim” - “Phim gì chú?”, tôi hỏi. Chú Bá nói: “Cháu đã đọc sách Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng chưa?” - “Dạ đọc rồi”.
- “Thích không?” - “Thích lắm ạ” - “Cháu có biết trong đó có chuyện “Chị Nhung” không?” -“Có ạ” - “Đấy, các chú sắp quay phim đấy”.
Tôi gần như reo lên vui vẻ. Chú Hinh nói: “Chú đang cần tuyển diễn viên đóng vai chị Nhung. Cháu có biết trong trường có bạn nào tầm tuổi 21, 22 mà xinh xinh không. Giới thiệu cho các chú”. Hoa khôi trường nhạc lúc ấy có hai người. Một là chị Hà Minh ở khoa accordéon, hai là chị Lan Hương học năm thứ tư của khoa piano. Chị Hà Minh thì tôi không thân lắm, chị cũng đang đi đóng phim Ga. Tôi nói: “Cháu chỉ biết chị Lan Hương con bác sĩ Thắng ở phố Đoàn Trần Nghiệp. Để cháu giới thiệu chị Lan Hương cho. Chị Lan Hương xinh lắm, trắng, mặt tròn như trăng rằm”. Các chú nghe tả, nói: “Ô thế thì hay quá!”.
Tối hôm đó các chú đạo diễn, quay phim ngồi nhà tôi chờ. Tôi đến nhà chị Lan Hương, như mọi khi, gia đình niềm nở đón tiếp, quý lắm. Nhưng khi tôi nói với bố mẹ chị Lan Hương là đoàn phim đang muốn như thế… Cho cháu mượn mấy cái ảnh chị Lan Hương. Tự nhiên bác gái sầm mặt lại, nói: “Cháu nói gì đấy? Không phim phiếc gì hết. Lan Hương đang chuẩn bị thi tốt nghiệp”. Đối với tôi được đóng phim là một vinh dự, cứ tưởng ai cũng nghĩ như mình nên cố nèo thêm: “Cháu thấy phim này hay lắm…” và kể chuyện phim Chị Nhung. Mẹ chị Lan Hương cắt ngang: “Không phim pheo gì đâu cháu” và đuổi tôi thẳng thừng: “Thôi, cháu đi về cho Lan Hương học”.
Tôi đành về nhà báo cáo thất bại. Các chú đứng nhìn tôi một lúc rồi bảo: “Cháu đứng dậy. Quay một vòng… quay một vòng nữa”. Các chú nhìn nhau gật gù. Chú Hinh nói: “Sáng mai cháu lên xưởng phim chụp ảnh thử”. Tôi cứ ngớ ra không hiểu sao. Không lẽ các chú chọn con bé 15 tuổi đóng vai Chị Nhung, cô du kích miền Nam hăm mấy tuổi?
Tự truyện Ái Vân - Để gió cuốn đi: Chồng giả - chồng thật
Ngay từ cuối năm 1990 đã rộ tin đồn những người không đủ tiêu chuẩn
tị nạn nhân đạo sẽ bị hồi hương cưỡng bức. Dân “vượt tường” như Ái Vân
ai nấy nhớn nhác, lao xao và lo sợ.
Sáng hôm sau lên xưởng phim chụp ảnh. Con bé 15 tuổi cò hương người dẹp lép “trước sau như một” phải úp trên, úp dưới sao cho “đầy đặn ngon lành”. Cô Đặng Thanh Hảo phu nhân chú Nguyễn Văn Thương thì lo việc hóa trang cho tôi, cố sao đáp ứng yêu cầu của đạo diễn. Xem ảnh, chú Hinh bẹo má, nói: “Được đấy cháu. Mày vào vai Chị Nhung cho chú nhé”.
Vào vai Nhung, tôi phải tập đi giày cao gót, cứ thế lọc cọc, ngã lên ngã xuống mãi mới quen. Đóng phim được vài tháng, ông nội tôi mất. Chiều đóng xong phim tôi về nhà sớm. Cả nhà đang lo chuyện tang cho ông, tự nhiên thấy đoàn làm phim cả đạo diễn, quay phim, chủ nhiệm đến nhà. Chú Hinh đạo diễn hớt hơ hớt hải hỏi: “Ái Vân đâu?... Ái Vân đâu?”. Tôi chạy ra. Cả đoàn ồ lên. Chú Hinh nói: “Ối giời may quá đi mất. Thế mà chúng nó bảo là Ái Vân bị đụng xe ở đầu cầu Long Biên, bị gãy chân. Về đến nhà thấy phát tang. Sợ quá”.
Phim Chị Nhung ra đời và trở thành cơn sốt những năm từ 1971 - 1974. Hồi đó đời sống lam lũ nên hình ảnh đường phố Sài Gòn hào nhoáng, cô gái Sài Gòn mặc áo cổ thuyền, vấn tóc và ăn mặc hiện đại làm khán giả lạ lẫm thích thú. Những bối cảnh “giả miền Nam” cũng được dân tình háo hức đón xem. Nghĩ cũng vui, Ái Vân nhờ “ăn theo” tự nhiên trở thành “thần tượng” của các bạn trẻ và các anh bộ đội. Sạp báo có bán ảnh Trà Giang và ảnh tôi ghi: “Ái Vân nhìn nghiêng, Trà Giang dắt ngựa, ba hào 1 tấm”. Sau này nghe kể, các anh bộ đội mua ảnh này thủ trong ví, về nơi xa vắng khoe ảnh người yêu, còn lấy ảnh đổi gà, đổi gạo nữa.
Tự truyện Ái Vân 'Để gió cuốn đi': Hát trên quê người
Cuộc sống nơi xứ lạ quấn quanh ca sĩ Ái Vân bằng những mối lo toan và nỗi buồn ly hương.
Bình luận (0)