![]() Nguyễn Đăng Khoa (hàng trên, thứ hai, từ trái sang) cho biết làm từ thiện phải có kế hoạch, tổ chức bài bản Khoa Nguyễn |
![]() Tinh thần tương trợ trong khó khăn được người trẻ nhiệt liệt hưởng ứng Dạ Thảo |
![]() Nhiều bạn trẻ góp sức làm từ thiện trong những ngày cách ly xã hội hồi tháng 4.2020 Dạ Thảo |
Luật sư nói gì về tính pháp lý của hoạt động từ thiện?
Nói đến vấn đề minh bạch trong làm từ thiện, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết hiện nay vẫn chưa có hành lang pháp lý cụ thể, rõ ràng về hoạt động cứu trợ dành cho các cá nhân tự phát, trong khi Nghị định 64/2008 của Chính phủ không còn phù hợp với thực tiễn.
"Đến nay vẫn còn tranh cãi về việc cá nhân thực hiện hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn…có thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 64/2008 không", luật sư Chánh đặt vấn đề.
Việc cá nhân đứng ra vận động, kêu gọi và nhận tiền cứu trợ từ cá nhân, tổ chức là quan hệ dân sự dưới dạng quan hệ “tín thác”. Có thể hiểu các trường hợp này là cá nhân, tổ chức ủy thác cho một cá nhân khác thay mặt mình giúp đỡ cho những người gặp thiên tai...Về mặt pháp lý, nếu người kêu gọi quyên góp tiền, hàng hoá cứu trợ có hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS năm 2015) và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS năm 2015).
“Hiện nay, chính vì chúng ta thiếu hành lang pháp lý cho hoạt động cứu trợ, từ thiện nên tạo ra những cuộc tranh cãi không hồi kết. Những cá nhân/nhóm thiện nguyện muốn không xảy ra tranh cãi nên minh bạch, nên công khai tất cả các khoản chi tiêu…cũng như lịch trình hoạt động. Còn nhà hảo tâm nên tỉnh táo, tìm những đơn vị uy tín, lựa chọn cách làm từ thiện phù hợp và tốt nhất có thể”, luật sư Chánh nói.
|
Bình luận (0)