Chúng tôi có một cuộc trò chuyện xoay quanh chủ đề vai trò của con
người trong thế giới tương lai với hai gương mặt khá quen thuộc.
MC Quỳnh Hương và Đỗ Hoài Nam - Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Đó là Đỗ Hoài Nam, Tổng giám đốc SeeSpace - cha đẻ của ứng dụng đọc não người, được hàng loạt trường ĐH nổi tiếng thế giới, hãng chế tạo máy bay, hãng phim lớn sử dụng (như phim Avatar); và MC Quỳnh Hương, một người gắn bó với các hoạt động công chúng và cũng yêu thích công nghệ.
Thưa chị Quỳnh Hương, quan tâm đến những tiện ích từ công nghệ cho gia đình và cho cuộc sống, chị có choáng ngợp về sự phát triển của công nghệ trong những năm gần đây?
MC Quỳnh Hương: Đúng vậy. Thật khó tưởng tượng được thế giới đã thay đổi nhanh như thế nào với sự phát triển của công nghệ. Lần đầu tiên thấy màn hình cảm ứng, tôi đã “mắt tròn mắt dẹt”. Đến giờ, ti vi rồi máy giặt, tủ lạnh... các thiết bị thân thuộc quanh mình đều trở nên thông minh hơn hẳn. Với đà phát triển như thế này, có lẽ rồi tất cả những gì hiện giờ đang còn nằm trong nhóm “viễn tưởng” sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai không xa!
Anh Nam cũng từng sáng tạo ra máy đọc não người, một sáng tạo cho tương lai của con người. Theo anh, kịch bản thế giới tương lai sẽ như thế nào với các máy móc thông minh?
Đỗ Hoài Nam: Công nghệ là do con người tạo ra để phục vụ chính chúng ta, cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, dễ dàng hơn. Sự tiến bộ của công nghệ đã làm cho cuộc sống của chúng ta thay đổi trong vòng gần một thế kỷ qua nhiều hơn cả ngàn năm trước đó. Nếu như trước đây chúng ta có khái niệm máy tính rồi đến thiết bị thông minh để nêu ra sự khác biệt giữa những vật gia dụng bình thường khác, thì tương lai, tất cả các thiết bị, công cụ chúng ta sử dụng đều được kết nối mạng và có khả năng "nói chuyện" thậm chí là "bàn bạc" với nhau. Tất cả sẽ tạo ra một mạng lưới các công cụ phục vụ cho cuộc sống luôn luôn thích nghi với nhu cầu của con người một cách tốt nhất.
Với sự hiện thực hóa của IoT (Internet of Things) - một làn sóng mà các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung đang tham gia, trong tương lai, mọi thứ có thể tự kết nối với nhau, chị Quỳnh Hương có tin rằng trong vòng 5 năm tới chúng ta sẽ sống trong nhà thông minh, thành phố thông minh và các thiết bị thông minh hỗ trợ tối đa cho cuộc sống của con người?
MC Quỳnh Hương: Tại sao không nhỉ? Dưới góc nhìn của tôi, ở thế kỷ 21 này, công nghệ sinh ra từ những nhu cầu nhân văn của con người, giúp con người chăm sóc người thân và bản thân mình tốt hơn. Nên nếu con người càng tư duy theo hướng nhân văn, máy móc sẽ ngày càng được phát triển theo hướng nhân văn. Và mức độ “thông minh”, “hiểu chuyện” của những “người bạn máy móc” này, càng ngày càng vượt xa mong đợi.
Trong một thế giới mà mọi vật đều có “bộ não” của riêng chúng, thì vai trò của con người sẽ thế nào?
Đỗ Hoài Nam: Rất nhiều người đang có một số lo ngại "vai trò của con người" trong thế giới công nghệ tương lai, liệu chúng ta có trở nên lỗi thời, không còn quan trọng nữa, liệu máy móc có "chiếm lĩnh" thế giới không ? Có một điểm tôi muốn nhắc lại, công nghệ được hình thành bởi những nhu cầu nhân văn của con người để phục vụ con người. Vì vậy, vai trò của con người luôn là bộ não, là tâm điểm của công nghệ. Các máy móc thiết bị có thể "nói chuyện" được với nhau cũng chỉ để phục vụ con người một cách tốt hơn, tối ưu hóa được các giải pháp để ngày càng thúc đẩy xã hội tiến lên văn minh hơn. Con người khi đó sẽ rảnh tay để tập trung vào các việc con người làm tốt nhất, đó là tiếp tục tìm tòi, tiếp tục sáng tạo và tiếp tục tích lũy kiến thức. Trong một thế giới nhân tạo, con người không bao giờ đóng vai phụ.
MC Quỳnh Hương: Tôi tin rằng con người vẫn đứng vững trong vai trò chủ thể, đủ mạnh mẽ để kiểm soát được tất cả những gì đang diễn ra, và đủ vững chãi để định hướng những tiện nghi ấy theo hướng tích cực nhất có thể, cho cả bản thân mình và cho cộng đồng xung quanh.
Tương lai là điều không thể đoán trước, nhưng chúng ta có quyền hình dung và kiến tạo nó. Công nghệ chính là công cụ để hiện thực hóa những hình dung đó và các hãng công nghệ cũng dựa vào đó để liên tục phá vỡ các giới hạn. Theo anh chị, mọi người nên chia sẻ, ước mơ hình dung, ý tưởng của mình ra sao để hiện thực hóa điều đó?
Đỗ Hoài Nam: Chia sẻ những hình dung của mình về tương lai là một điều không thể thiếu trong tư duy công nghệ và rất nên làm vì nó tạo ra cảm hứng cũng như gợi ý cho việc áp dụng công nghệ vào đời sống.
MC Quỳnh Hương: Chia sẻ ý tưởng cũng như chia sẻ cảm xúc luôn là nhu cầu của con người. Nếu chia sẻ cảm xúc của con người như trong những chương trình Thay lời muốn nói giúp mọi người gần nhau hơn thì chia sẻ ý tưởng, hình dung về tương lai sẽ khiến công nghệ có nhiều cảm hứng và tiền đề để phát triển hơn.
Tương lai là gì đối với bạn? Là có thể đi đến những nơi mình thích một cách đơn giản nhất? Là ngồi tại nhà nhưng vẫn có được những trải nghiệm thực như bạn mong muốn? Hay là có thêm thời gian để tận hưởng cuộc sống?
Hãy chia sẻ với chúng tôi, đâu là góc nhìn của bạn về Tôi của Tương lai, Ngôi nhà Tương lai và Thành phố Tương lai.
Cùng Samsung chia sẻ góc nhìn của bạn về tương lai để có cơ hội nhận được Samsung Galaxy Note 5 và những phần quà hấp dẫn khác. Cuộc thi “Tương lai là...” sẽ kéo dài từ 20.11 - 28.12. Thông tin chi tiết và cách thức tham gia, vui lòng truy cập tại website chính thức của cuộc thi www.tuonglaila.com
|
Bình luận (0)