Đi mua sách giáo khoa (SGK) cho con đầu cấp học, phụ huynh phải toát mồ hôi, chạy đôn chạy đáo khắp nơi mà vẫn không đủ bộ. SGK mà cũng như “gạo châu củi quế” của thời bao cấp là không bình thường. Nhà Xuất bản Giáo dục VN, đơn vị duy nhất phát hành SGK hiện nay, giải thích hiện tượng quái lạ trên là do lượng học sinh tăng đột biến.
Lạ thật! Số học sinh hàng năm đều được báo cáo, chẳng lẽ nhà xuất bản không biết? Đột biến chỗ nào?
[VIDEO] Lòng vòng mấy chục km ở TP.HCM không mua nổi bộ sách giáo khoa
|
tin liên quan
Bất thường khan hiếm sách giáo khoa
Có vẻ như hệ thống in ấn và phân phối SGK từ nhà xuất bản đến các đại lý, cửa hàng bị “nghẽn mạch” ở một khâu nào đó. Vậy mới có tình trạng không nhận sách bán vì sợ tồn kho. Đây là hành vi vì lợi nhuận là chính, bộ phận nào cũng “thủ”, cũng muốn “nắm dao đằng cán”, mặc cho học sinh khát sách ngay những ngày đầu bước vào năm học mới.
Chưa hết. Sách không đủ và đồ đựng sách cũng bị làm “khó dễ”. Nhiều phụ huynh phải chạy tìm mua cặp sách, ba lô đựng sách cho con theo đúng gợi ý về mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc của nhà trường. Làm vậy, những thương hiệu “vô tình” có ba lô, cặp sách theo đúng tinh thần chỉ đạo ấy sẽ hưởng lợi.
Có vẻ như một số cơ sở giáo dục phổ thông mắc hội chứng “đồng phục” khi can thiệp quá sâu vào trang thiết bị học tập của học sinh. Mỗi nhà mỗi cảnh. Túi tiền phụ huynh không phải ai cũng phổng phao như ai nên không thể có chuyện “đồng phục” kinh tế. Mỗi học sinh có sở thích khác nhau nên cũng không có chuyện “”đồng phục” sở thích ở đây. Hãy để mỗi nhà, mỗi học sinh tùy mức độ giàu nghèo, tùy hoàn cảnh, tùy ý muốn mà tự mua sắm đồ dùng học tập sao cho phù hợp với mình miễn là món đồ ấy không phản giáo dục, không làm phương hại đến uy tín nhà trường là được.
[VIDEO] Sách giáo khoa khan hiếm, “cò” sách hét giá gấp 5 lần
|
Bình luận (0)