Trong văn bản của UBND TP.Thanh Hóa không thấy nhắc đến các khoản “tự chế” như các hộ gia đình phải đóng tiền thế chấp khi mua máy gặt, máy cày bừa, thu phí dịch vụ 10% doanh thu khi nhận cày, bừa, gặt... là đúng hay sai. Luật Phí và lệ phí chắc chắn không quy định về những khoản này.
Nhưng câu hỏi lớn hơn cần được đặt ra là: Các khoản thu trái quy định, nghiệt ngã được hợp tác xã này áp dụng đã lâu, tại sao không được các cấp chính quyền biết đến? Chỉ đến khi báo chí thông tin, dư luận bức xúc mới được kiểm tra và giải quyết. Điều này cho thấy sự quản lý yếu kém ở địa phương và thể hiện rõ sự tận thu, tùy tiện và vô lý không thể chấp nhận được.
Câu chuyện này không nên chỉ dừng lại ở việc “xin lỗi” và “trả lại tiền cho dân” mà phải xử lý nghiêm đối với những cá nhân tổ chức sai phạm, bởi vì nó đã tạo ra tiền lệ rất xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những chính sách nông nghiệp, nông thôn tốt đẹp của Đảng, Nhà nước.
tin liên quan
Lúng túng thu phí đậu ô tô tự độngNguyên nhân thì có nhiều, nhưng cái chính vẫn do chính quyền buông lỏng, tùy tiện, cơ quan giám sát chưa làm hết trách nhiệm.
Thứ đến cũng cần phải nói thêm rằng, trên thực tế khi nộp phí và lệ phí, không mấy người dân chúng ta hỏi phí, lệ phí này được quy định ở đâu? Ai ban hành? Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm thu. Theo luật, phí và lệ phí phải được hội đồng nhân dân thông qua, không một cơ quan nào có thể tự ban hành. Người dân, nếu quyết đòi hỏi chính đáng quyền và nghĩa vụ của mình thì có muốn lạm thu, e cũng khó.
Bình luận (0)