Nơi tuyển dụng tình nguyện viên cho muỗi hút máu là dự án “Đánh giá khả năng thiết lập ổn định quần thể muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia trên thực địa hẹp tại Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa” do Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư (Hà Nội) phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang thực hiện.
“Cho muỗi hút máu là “nghề” rất hiếm nơi tuyển dụng và yêu cầu khá khắt khe về điều kiện sức khỏe người cho muỗi ăn”, chị Nguyễn Thị Yên, chuyên gia nuôi muỗi của dự án chia sẻ.
Theo các chuyên gia, để đảm bảo thức ăn cho muỗi ăn là “thực phẩm sạch”, người cho muỗi ăn phải khỏe mạnh, không có bệnh; không được sử dụng các loại thuốc nào.
Trước khi vào "phòng ăn" các tình nguyện viên cần làm vệ sinh phần tay/chân của mình sạch sẽ, sau đó sẽ ngồi để cho đàn muỗi đậu vào hút máu. Thời gian mỗi bữa ăn của chúng sẽ được tính toán chính xác để đảm bảo các “thực khách” phải được ăn no, đủ dinh dưỡng.
tin liên quan
“Đột nhập” trang trại nuôi muỗi chống sốt xuất huyếtHàng trăm con muỗi vằn bám trên tay của tình nguyện viên say sưa hút máu. Chúng rời đi khi bụng căng tròn óng màu đỏ hồng, để lại những nốt sẩn chi chít trên cẳng tay của trại viên nuôi muỗi.
Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) tự nhiên ở đảo Trí Nguyên (thành phố Nha Trang, Khánh Hòa) được bắt và cấy truyền vi khuẩn Wolbachia, rồi phóng thả loại muỗi này trở lại đảo. Bằng con đường sinh sản tự nhiên, loại muỗi này sẽ sinh ra các thế hệ muỗi tiếp theo có mang sẵn trong cơ thể vi khuẩn Wolbachia.
Giáo sư Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho hay, kết quả nghiên cứu ban đầu của các nhà khoa trên thế giới cho thấy vi khuẩn Wolbachia còn có khả năng ức chế vi rút gây sốt xuất huyết và Zika trong cơ thể muỗi vằn. Do đó, muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia mà dự án đã thả ở đảo Trí Nguyên ngoài khả năng phòng sốt xuất huyết Dengue còn có khả năng phòng ngừa sự lan truyền của vi rút Zika.
Chị Yên, cho biết thêm: “Dự án đang cần sự tình nguyện của các cán bộ trong viện cho muỗi hút máu. Đã và đang có rất nhiều tình nguyện viên làm việc này trong một thời gian dài, tuy nhiên hiện tại dự án cần một lượng muỗi lớn, do đó cần thêm các tình nguyện viên để phát triển đàn muỗi”.
Các tình nguyện viên đăng ký tham gia cho muỗi hút máu liên hệ với chuyên gia về côn trùng của dự án: Chị Nguyễn Thị Yên, Khoa Côn trùng và Động vật Y học (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư) SĐT 0912339935.
Bình luận (0)