Tuyển Nhật Bản từng thắng Việt Nam 1-0 tại Asian Cup 2019 nhờ bàn thắng từ chấm 11 m sau khi trọng tài xem VAR |
Ngọc Linh |
Việt Nam tập nhiều bài phòng thủ
Ở trận gặp đội Oman vào ngày 12.10 vừa qua, HLV Park Hang-seo đã gây ra sự ngạc nhiên rất lớn khi sử dụng thủ môn Văn Toản thay cho đàn anh Tấn Trường. Tiền vệ Đức Huy đá chính từ đầu, tương tự là Công Phượng thay Văn Đức. Hồ Tấn Tài trong lần đầu được đá chính, mặc dù vẫn có sai số nhưng lại tạo dấu ấn đáng kể với tình huống nỗ lực đoạt bóng và kiến tạo để Tiến Linh ghi bàn (tuyển Việt Nam thua 1-3). Dù chúng ta chưa thể giành được điểm số đầu tiên nhưng có thể thấy ông Park phần nào đã thể hiện sự cầu thị khi đã thay đổi một số nước cờ. Trước mắt tuyển Việt Nam là ngọn núi Phú Sĩ cao lừng lững và người ta đang chờ đợi liệu HLV Park Hang-seo còn lá bài gì trong tay áo?
Lý do cựu sao Inter Milan và tuyển Nhật Bản chọn tập ở sân Hàng Đẫy |
Kể cả khi còn đang ở Kyrgyzstan cùng đội U.23 Việt Nam dự vòng loại U.23 châu Á 2022 hay mới quay trở về tập với tuyển Việt Nam được ít ngày, ông Park đều yêu cầu tuyển Việt Nam tập kỹ chiến thuật phòng ngự phản công. Và các bài tập này không chỉ đơn thuần là phòng ngự số đông trong khu vực 16 m 50 mà “chúng tôi nghiên cứu kỹ lối đá của Nhật Bản. Họ có bao nhiêu phương án tấn công, tuyển Việt Nam sẽ cố gắng có từng đấy phương án phòng thủ. Biết là rất khó nhưng trong bóng đá không có gì là không thể”, một thành viên của tuyển Việt Nam cho hay.
Qua lăng kính phân tích của tuyển Việt Nam, trong 4 trận đấu vừa qua, dù thua 2 trận nhưng đội Nhật Bản vẫn tạo ra sự khác biệt rất lớn với nhiều đội bóng châu Á khác. Không thiên về sức mạnh như Hàn Quốc, đội Nhật Bản sở hữu lối chơi uyển chuyển, hào hoa, lúc quyết liệt, lúc lại mềm mại nên hết sức khó lường. Đa phần đang chơi bóng tại châu Âu, các cầu thủ Nhật Bản có kỹ thuật cá nhân đỉnh cao, tư duy sắc sảo, thông minh, thể lực tốt. Điểm chung giữa đội Nhật Bản và tuyển Việt Nam là chơi bóng nhỏ, phối hợp ít chạm, nhưng đối thủ của chúng ta đạt đẳng cấp vượt trội. Họ chơi pressing tầm cao với tốc độ cực nhanh, biến hóa, chuyển đổi trạng thái và hoán đổi vị trí trên sân cực kỳ linh hoạt. Sự linh hoạt này sẽ gây khó cho tuyển Việt Nam vì sẽ rất khó bắt bài đối phương. Nhưng ông Park vẫn kiên trì cho học trò rèn đa dạng các miếng chiến thuật, từ phòng ngự một đấu một, phòng ngự khu vực, phòng ngự tuyến nghiêng và cả cách phòng ngự khi đội Nhật Bản thực hiện phản công.
Nếu áp dụng đấu pháp hợp lý, tuyển Việt Nam (trái) sẽ có cơ hội trước tuyển Nhật Bản trong trận đấu ngày 11.11 |
Không được tự ti, bạc nhược
Nhận định về đội Nhật Bản, tuyển Việt Nam cho rằng thất bại của họ trước đội Oman và đội Ả Rập Xê Út phần nhiều là do kém may mắn và chút gì đó chủ quan chứ không phải yếu kém hơn về chuyên môn. Vì thế, ở trận ngày 11.11, đối thủ của chúng ta sẽ dồn hết trí não, sự tập trung cao độ và tuyệt đối không có tư tưởng chủ quan dù chỉ là một thoáng. Ông Park cũng đặt ra yêu cầu gần như tương tự với học trò: Phải dành hết tâm lực, tôn trọng tối đa đối thủ nhưng tuyệt đối không được tự ti, bạc nhược. Một tín hiệu rất mừng là chính bản thân thầy Park và các thành viên còn lại không có sự căng cứng tinh thần. Áp lực là vẫn còn nhưng không thấy hiện hữu sự căng thẳng đến nghẹt thở như trong quá trình chuẩn bị của một số trận trước. Không khí đội tuyển nhẹ nhõm hơn, thoải mái hơn và quan trọng là hiệu quả tập luyện vẫn cao.
Đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park từng chơi hay thế này khi gặp Nhật Bản |
Chuyên gia Đoàn Minh Xương nhận định: “Ông Park đã có những điều chỉnh các vị trí khi thiếu người hoặc đánh giá qua phong độ. Tấn Trường phong độ không tốt thì sử dụng Văn Toản. Trọng Hoàng bị đau, Văn Thanh chưa lấy lại cảm giác tốt nhất thì đã có Tấn Tài. Văn Đức bị sức ép khi xuống phong độ là cơ hội cho Công Phượng. Tuấn Anh bị đau thay bằng Đức Huy... Tôi cho rằng ông Park sẽ nhìn ra quân cờ nào thích hợp nhất khi đấu với Nhật. Nhưng sự thay đổi về lối chơi sẽ rất khó vì quãng thời gian chuẩn bị ngắn, đối thủ lại vượt tầm mình nên ông Park sẽ không thể quá mạo hiểm. 8 cầu thủ U.23 Việt Nam chủ yếu nhằm tìm nhân tố mới và chuẩn bị cho AFF Cup, SEA Games 2021. Đội Nhật Bản hay đội Ả Rập Xê Út (trận đấu vào ngày 16.11) được đánh giá mạnh hơn hẳn Việt Nam nên sẽ không dễ để thử nghiệm.
Thủ môn Văn Toản chấn thương, Quan Văn Chuẩn thay thế
Thủ môn số 2 của đội tuyển là Văn Toản bị chấn thương vai từ trận gặp Oman, đã tái phát trong các buổi tập vừa qua của đội tuyển.
Để giữ thủ môn này cho AFF Cup, HLV Park Hang-seo quyết định gọi thủ môn U.23 Quan Văn Chuẩn thay thế, bổ sung cho 2 trận vòng loại World Cup.
L.P
Rõ ràng, sân chơi như vòng loại cuối cùng World Cup với những đối thủ hàng đầu châu lục đã khiến tuyển Việt Nam bộc lộ rõ hạn chế về thể lực, thể hình. Nhưng chúng ta không phải không có cơ hội, nếu tuyển Việt Nam chơi nhẫn nhịn trong ít nhất 2/3 trận đấu, chấp nhận nhún nhường và tiết kiệm sức để chờ bung lực trong khoảng 10 - 15 phút cuối nếu đối thủ sốt ruột. Sự vắng mặt của Văn Lâm, Trọng Hoàng, Đình Trọng, Văn Hậu, Hùng Dũng... ảnh hưởng quá lớn đến thực lực của đội tuyển. Chúng ta bây giờ không có nhiều sự lựa chọn và phải tìm cách tiếp cận vừa sức, hợp lý và khôn ngoan nhất. Biết đâu sẽ làm nên điều gì đó”.
Cựu trung vệ đội tuyển Việt Nam Nguyễn Mạnh Dũng phân tích: “Lối đá của đội Nhật rất đa dạng, họ có thể xuyên phá vào khu vực trung lộ, có thể lên bóng từ cánh, có thể phối hợp nhóm nhỏ rồi bất thình lình tăng tốc khiến đối phương không kịp trở tay. Họ biến ảo ở chỗ biết lúc nào, khu vực nào cần đá an toàn, cần đá dạng kiểm soát thế trận và lúc nào, khu vực nào cần đá tự do một cách phóng khoáng, cởi mở. Đội bạn lên bóng hay phòng thủ đều nhanh và kín. Họ luôn đủ cơ số người ở các khu vực khác nhau. Với một đối thủ toàn diện như thế, tuyển Việt Nam cần hạn chế tối đa sai số cá nhân và hạn chế đến mức thấp nhất sai số của toàn bộ hệ thống.
Một điều nữa tôi muốn nhắn nhủ đến tuyển Việt Nam là đội Nhật chơi bật tường cực tốt nên các cầu thủ phải đặc biệt lưu ý khi bóng được đưa đến vòng cấm địa. Khi thể lực đi xuống mà đối phương lại quá hay, quá mạnh, chúng ta rất dễ đá ẩu hoặc dùng tiểu xảo. Đừng đổ lỗi cho VAR. Hãy chơi bằng ý chí và cái đầu tỉnh táo để chân tay không có những động tác thừa. Mọi thứ đều không qua được mắt trọng tài và VAR đâu. Đừng để xảy ra những tình huống đáng tiếc như chúng ta đã từng”.
Nhật Bản áp dụng sơ đồ thắng Úc để đối phó với Việt Nam
Báo chí Nhật Bản cho rằng có 3 lý do khiến đội tuyển Nhật Bản chưa có sự chuẩn bị tốt trước trận gặp Việt Nam. Một là thời gian tập trung quá ngắn, tính ra toàn đội hội quân đầy đủ vào ngày 9.11 và chỉ có 2 buổi tập trước trận đấu tại Mỹ Đình; hai là 2/3 đội hình (khoảng 17/28 cầu thủ) sẽ phải di chuyển đoạn đường dài từ các CLB châu Âu về trong
2 ngày 7 và 8.11 nên thể lực chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng; ba là sức ép tâm lý buộc phải thắng Việt Nam để hy vọng chạy đua 2 suất đầu bảng B cùng Úc và Ả Rập Xê Út để chính thức lọt vào VCK World Cup 2022 nên áp lực là khá lớn. Nó cũng giống như trận tứ kết Asian Cup 2019, Nhật Bản ở cửa trên buộc phải thắng nên thi đấu có phần căng cứng và gặp không ít khó khăn trước tuyển Việt Nam phòng ngự kiên cường.
Dù vậy, truyền thông Nhật Bản vẫn tin tưởng rằng các “Samurai xanh” sẽ chơi tốt tại Hà Nội nhờ 3 lý do khác. Một là đẳng cấp và trình độ toàn đội hơn hẳn đội chủ nhà, chỉ cần không chủ quan khinh suất thì có thể tạo ra thế trận áp đặt để đạt kết quả thuận lợi. Hai là khi ở thế bị dồn vào chân tường buộc phải vùng lên thì tuyển Nhật Bản luôn có sự tập trung tinh thần tốt và thể hiện sức chiến đấu một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết; điều này Nhật Bản đã từng chứng minh trong nhiều giải đấu lớn. Ba là HLV Hajime Moriyasu sẽ cho áp dụng công thức từng quật ngã Úc để đối phó với Việt Nam. Đó là cách chơi linh hoạt giữa 4-3-3 với 3 mũi nhọn Osaka, Minamino và Ito, khi cần thì kéo về đá 4-2-3-1, hình thành khu trung tuyến vừa đông vừa chắc, để kiểm soát bóng và xây chắc thế trận cho mình. Đăng Khoa
Bình luận (0)