Tính đến ngày 20.4, tỷ giá tại ngân hàng thương mại xoay quanh mức 22.740 đồng/USD, giảm 0,12% so với đầu năm; tỷ giá thị trường tự do giảm 1,52% so với đầu năm, hiện bám khá sát với tỷ giá ở ngân hàng. Trong khi đó, tỷ giá trung tâm đã điều chỉnh tăng 0,77%. Điều này cho thấy Ngân hàng Nhà nước đã có động thái điều chỉnh tỷ giá theo từng bước nhằm tránh những cú sốc về chính sách tỷ giá trong thời gian tới.
Dự báo trong năm 2017, tỷ giá chịu áp lực lớn nhất từ phía cầu ngoại tệ do sức ép nhập siêu gia tăng, cán cân thương mại có thể thâm hụt ở mức tương đương 3,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, nguồn cung ngoại tệ và yếu tố quốc tế tiếp tục hỗ trợ làm giảm áp lực lên tỷ giá.
Cụ thể, nguồn cung ngoại tệ dồi dào đến từ nguồn vốn gián tiếp nước ngoài (FII) thông qua mua bán sáp nhập và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh; kế đó là chỉ số Bloomberg dollar index nhiều phiên giảm liên tiếp, giảm áp lực đáng kể lên tỷ giá VND/USD; sau cùng là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất trong ngắn hạn chưa gây áp lực đối với tỷ giá do hiện nay chênh lệch giữa lãi suất VND và USD ở mức 5,2% nghiêng về việc nắm giữ VND.
Về dài hạn, với lộ trình tăng lãi suất thêm nhiều lần của Fed trong các năm tiếp theo với mục tiêu nâng lên mức 3% vào cuối năm 2019, tỷ giá có thể sẽ chịu áp lực lớn hơn. Đặc biệt xu hướng mất giá mạnh của nhân dân tệ sẽ tác động lớn đến kinh tế Việt Nam do thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đang có xu hướng tăng, từ mức 23,7 tỉ USD năm 2013 lên mức 28 tỉ USD trong năm 2016. Nếu so với GDP, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là 14%, cao hơn nhiều mức 2% thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.
tin liên quan
Tỷ giá theo xu hướng nào?Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa đưa ra Báo cáo chiến lược quý 1/2017 với nhận định diễn biến tỷ giá USD/VND nhìn chung tương đối bình ổn.
Bình luận (0)