Tự động phát
Kế hoạch trên vẫn chưa nhận được sự phê chuẩn của Tổng thống Joe Biden hoặc Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, nhưng The Washington Post dẫn lời 2 quan chức Mỹ cho biết thời điểm đó sẽ đến sớm.
Nếu Washington thật sự viện trợ tổ hợp phòng không Patriot cho Kyiv, động thái này sẽ đáp ứng một trong những yêu cầu lớn nhất và thường xuyên nhất từ Ukraine cho Mỹ kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt trên lãnh thổ Ukraine.
Diễn biến trên sẽ thể hiện bước đi đáng kể nhất của chính quyền Tổng thống Biden trong nỗ lực tăng cường năng lực phòng không của Ukraine tính đến thời điểm này.
Tổ hợp phòng không Patriot |
army technology |
Trong khi Mỹ đã cung cấp hơn 20 tỉ USD giá trị vũ khí và phương tiện quân sự cho Ukraine kể từ cuối tháng 2 đến nay, Washington vẫn kiên trì không muốn gửi một số dòng vũ khí hiện đại nhất của mình, bao gồm tên lửa tầm xa, tiêm kích và xe tăng.
Tuy vậy, Mỹ cũng đã thực hiện các bước nhằm cải thiện năng lực phòng không cho Ukraine, bao gồm việc gửi 2 tổ hợp tên lửa phòng không NASAMS vào tháng trước. Tháng 11, Lầu Năm Góc ký hợp đồng trị giá 1,2 tỉ USD với nhà thầu Raytheon để gửi thêm 6 hệ thống NASAMS cho Ukraine. Tuy nhiên, Raytheon cần đến 2 năm để hoàn thành hợp đồng này.
Sau khi Đài CNN đưa tin về khả năng Ukraine có thể nhận được Patriot, người phát ngôn Lầu Năm Góc, chuẩn tướng Patrick Ryder cho hay không có gì để thông tin liên quan đến Patriot.
Hệ thống Patriot dựa vào radar tối tân để phát hiện những vật thể đang lao đến và khai hỏa tên lửa tầm xa đánh chặn. Bệ phóng được đặt trên khung gầm xe tải và có tính cơ động cao. Thông thường một khẩu đội Patriot được giao cho khoảng 90 quân nhân. Mỗi khẩu đội có tối đa 8 bệ phóng, mỗi bệ mang 4 quả tên lửa sẵn sàng được khai hỏa. Tuy nhiên, chỉ cần 3 binh sĩ là vận hành được Patriot.
Bình luận (0)