Thượng nghị sĩ Mark Kelly, cựu phi hành gia từng lái các máy bay của hải quân Mỹ trong chiến đấu, cho biết “Họ nói với chúng tôi rằng họ muốn (những chiếc F-16) giúp chế áp hệ thống phòng không của đối phương để có thể tung máy bay không người lái của họ xa hơn về phía tiền tuyến của Nga”.
Tháng trước, Tổng thống Biden đã nói “không” khi được hỏi liệu ông có chấp thuận yêu cầu của Ukraine về những chiếc F-16 do Lockheed-Martin sản xuất hay không.
Bốn phái đoàn từ thượng viện và hạ viện Mỹ đã có mặt ở Munich để tham dự hội nghị an ninh hàng đầu châu Âu, thiết lập kỷ lục về số lượng nghị sĩ Mỹ tham dự kể từ khi diễn đàn ra đời vào năm 1963. Điều này cũng thể hiện sự ủng hộ rõ ràng của lưỡng đảng quốc hội ở Washington đối với Ukraine.
Ông Kelly và ba nhà lập pháp khác của Mỹ cho biết họ nhìn thấy sự ủng hộ đang lớn dần trong quốc hội nước này đối với việc cung cấp cho Ukraine tiêm kích F-16, một trong những loại máy bay chiến đấu đa năng nhất thế giới.
Lực lượng không quân Ukraine đã điều chỉnh tên lửa không đối đất AGM-88 HARM do Mỹ sản xuất để có thể bắn chúng từ các máy bay chiến đấu MiG-29 do Liên Xô thiết kế. Song Ukraine cho rằng các phi công của họ có thể tấn công các đơn vị tên lửa phòng không S-300 và S-400 của Nga hiệu quả hơn bằng AGM-88 nếu tên lửa được phóng đi bằng hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn trên F-16.
Ông Kelly nói mặc dù cần ít nhất một năm huấn luyện để thành thạo tất cả các khả năng của F-16, các phi công Ukraine có thể được đào tạo để làm “một số vài thứ ít ỏi... trong vài tháng”.
Hai bờ Đại Tây Dương vẫn đang quá trình bàn bạc về việc liệu có nên cung cấp cho Ukraine các máy bay chiến đấu tiên tiến theo tiêu chuẩn NATO hay không. Một động thái như vậy có thể khiến Nga leo thang chiến sự, khiến xung đột lan ra ngoài Ukraine, thậm chí biến thành cuộc đối đầu trực diện giữa Moscow và NATO.
Bình luận (0)