Các nhà khoa học Liên bang Nga đã giới thiệu nhiều kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong bảo tồn di tích Chăm trên địa bàn Quảng Nam, tại hội thảo khoa học do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức mới đây.
Chuyên gia Nga giới thiệu mẫu gạch Chăm đã qua tôi bề mặt - Ảnh: H.X.H
|
Dưới sự đồng chủ trì của GS-TSKH, Viện sĩ Nguyễn Quốc Sĩ (ĐH Năng lượng quốc gia Moscow, Liên bang Nga), các nhà khoa học Nga đã công bố kết quả sau khoảng 8 tháng triển khai nghiên cứu về phân tích cấu trúc và đặc tính vật liệu xây dựng, các khoáng chất vật liệu, giải pháp phục chế và bảo vệ, công nghệ tôi bề mặt gạch cùng khả năng bảo vệ quần thể di tích Chăm Mỹ Sơn; đồng thời giới thiệu công nghệ chế tạo gạch và vữa trong xây dựng các ngôi đền cổ Nga từ thế kỷ 10 - 13. Đáng chú ý, qua sử dụng phương pháp quang phổ IR-Fourier, nghiên cứu trên kính hiển vi điện tử và hiển vi quang học..., các nhà khoa học Nga phân tích vật liệu (viên gạch) Chăm có cấu tạo 3 lớp, riêng nhiệt độ nung gạch Chăm chỉ khoảng 200 - 5000C.
Các chuyên gia Nga đã đến khu di tích Chăm Mỹ Sơn (H.Duy Xuyên) để trực tiếp gắn các mẫu gạch Chăm đã qua tôi bề mặt dưới nguồn nhiệt năng 8500C và tiếp tục theo dõi trong vòng 1 - 2 năm. Tại hội thảo, GS Nguyễn Quốc Sĩ đề xuất thành lập viện công nghệ cao tại Quảng Nam để xúc tiến nghiên cứu toàn diện, đa ngành, cấp bách đối với các di tích Chăm.
Bình luận (0)