Trở thành trào lưu
|
Trong khi đó, KTS Hồ Duy cho rằng trong những năm gần đây xu hướng kết hợp giữa những con người mang cuộc sống hiện đại “đặt” vào ngôi nhà mang phong cách thiết kế tân cổ điển về kiến trúc và nội thất là trào lưu, là xu hướng được sử dụng nhiều trên thế giới và ngay cả ở VN. Tuy nhiên tùy từng không gian nhà và gu thẩm mỹ của gia chủ sẽ dẫn đến nhiều cách xử lý có phần khác nhau.
Theo KTS Aldo G.Zoli Lo Prinzi, thành viên Hiệp hội Kiến trúc sư Rome (Ý), cố vấn kiến trúc cao cấp của Phúc Khang Corp, “người thổi hồn” của Rome By Diamond Lotus, do truyền thống kế thừa, tất cả chúng ta đều muốn gìn giữ những giá trị mà cha ông để lại. Ông thấy khá thú vị khi nhìn thấy văn hóa Ý và VN có nhiều điểm tương đồng vì đều trân trọng các giá trị gia đình, di sản và trường tồn. Chính vì vậy, khi đến VN ông đã hợp tác với Phúc Khang Corp, để phát triển dự án Rome By Diamond Lotus tại Thủ Thiêm (Q.2, TP HCM) mang đậm âm hưởng di sản kiến trúc La Mã.
“Có rất nhiều ý tưởng thiết kế được đưa ra ban đầu. Sau rất nhiều cuộc họp chúng tôi đi đến quyết định "trở về với di sản" khi phát triển đồ án quy hoạch thiết kế công trình này. Có thể chúng ta còn nhiều lựa chọn khác như nền văn minh Ai Cập, Hy Lạp... Nhưng bạn biết đấy, người Ý có câu nói nổi tiếng "Tutte le strade portano a Roma" (mọi con đường đều dẫn đến La Mã). Lấy cảm hứng từ danh ngôn này, chúng tôi quyết định đưa kiến trúc La Mã vào Rome by Diamond Lotus”, KTS Aldo G.Zoli Lo Prinzi cho hay.
KTS Aldo G.Zoli Lo Prinzi nói: Trên tinh thần gợi nhớ đến di sản kiến trúc của nhân loại, xác định Rome by Diamond Lotus không thể chỉ là một dự án hời hợt mà phải là một công trình đặc sắc, trở thành thắng cảnh cổ điển giữa phố thị hiện đại trong tương lai. Bài toán lớn nhất đặt ra là làm sao diễn họa được ngôn ngữ thiết kế cổ điển vào bên trong một công trình hiện đại, vừa phải có tính thẩm mỹ, thể hiện rõ nét tính chất kiến trúc La Mã, vừa phải tối ưu công năng, mỗi mét vuông dự án đều phải có ích.
Thể hiện giá trị di sản khu đông Sài Gòn
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, CEO Phúc Khang Corp, cho rằng áp dụng kiến trúc cổ vào tòa nhà văn phòng, thương mại đã khó, để đưa phong cách này vào công trình nhà ở còn khó hơn nhiều bởi nó phải phù hợp với lối sống của cư dân. "Để làm nên một công trình thể hiện giá trị của di sản cần tư duy nghiêm túc không chỉ tôi hay bộ phận thiết kế mà phải là cả một đội ngũ. Tất cả đều phải thấu hiểu và cảm thụ hết được vẻ đẹp của kiến trúc La Mã thì mới có thể truyền tải nó vào trong sản phẩm cũng như khi tiếp xúc khách hàng", bà Mẫu nói và phân tích, nếu nhìn vào khu vực trung tâm Sài Gòn sẽ thấy người Sài Gòn yêu giá trị di sản như thế nào. Công cuộc bảo tồn các di sản Sài Gòn xưa được ưu tiên cao độ. Điều đó khiến bà và đội ngũ ở Phúc Khang ý thức rõ một khi đã gán lên mình mục tiêu kiến tạo di sản, thì phải làm cho tròn trọng trách đã đeo mang. Đó là gìn giữ những giá trị tinh tế, khúc chiết trong nghệ thuật kiến trúc cổ điển, nhưng cách tân nó để hiện đại hơn, phục vụ nhu cầu sống của cư dân. "Tôi gọi đó là mục tiêu kiến tạo tinh hoa cổ điển trong kiến trúc sinh thái", bà Mẫu khẳng định.
Theo bà Mẫu, giá trị của một bất động sản không chỉ nằm ở chất lượng công trình, chi phí, cung cầu... mà còn nằm ở văn hóa, phong cách và chất lượng của không gian sống. Bước vào một tòa nhà có dãy cột cao 14 m trang trọng, uy nghi thì đó phải là một cộng đồng cư dân tinh hoa. Mua một căn hộ Rome by Diamond Lotus không có nghĩa chỉ là mua một chỗ để ăn, ngủ, nghỉ mà là mua một giá trị tinh thần, nâng cao tính thẩm mỹ trong không gian sống. Kiến trúc châu Âu không có nghĩa là phải cầu kỳ, nhiều hoa văn. Dự án này chú trọng tiết giảm tránh tốn kém chọn lọc những tinh hoa nhưng phù hợp cho chính người mua căn hộ. Yếu tố giá trị di sản thể hiện ở những câu chuyện, giá trị tinh thần được đưa vào để dẫn dắt các giai đoạn phát triển trong vòng đời dự án. "Sau khi dự án đi vào hoạt động, chúng tôi cũng sẽ cho xây dựng tiếp những không gian hòa nhạc theo đúng tinh thần người châu Âu. Để khi bán cho cư dân, Phúc Khang có thể tự hào mình đang dâng tặng cho khách hàng không gian sống mang đậm giá trị tinh thần, văn hóa, nghệ thuật. Từ đó giúp cư dân cảm thụ được vẻ đẹp cuộc sống tốt hơn, hài lòng hơn mỗi khi trở về nhà", bà Mẫu thông tin.
Đồng hành trong việc phác thảo chi tiết công trình, KTS trưởng của dự án, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, CEO Mai-Archi, đơn vị thiết kế chia sẻ: "Rome được chắt lọc từng đường nét, khối cột, hoa văn... từ những tinh hoa kiến trúc La Mã kinh điển và trường tồn theo thời gian". Nếu như KTS Aldo G.Zoli Lo Prinzi là người thổi hồn di sản huyền thoại cho thành Rome Sài Gòn thì bà Nguyễn Thị Tuyết Mai chính là người lên phương án thiết kế cho dự án. Bởi theo bà Mai, kiến trúc cổ điển châu Âu đưa vào cao tầng rất khó, vì vậy khi đi tham khảo châu Âu, bà Mai đã chọn kiến trúc Rome để thể hiện sự mạnh mẽ, cổ điển phù hợp cao tầng của Rome, điều chỉnh cột La Mã cao 14 m, thân cột giảm lại còn 1,2 m để tạo độ thanh thoát cho cột và mở rộng mặt tiền các shophouse... “Tại VN khí hậu nóng, nên chúng tôi phải bản địa hóa Rome. Hàng cột La Mã phải có khoảng lùi để tạo hàng hiên cho bớt nắng. Mái vòm cách điệu có giật theo ý tưởng mái ngói VN cho thoáng mát hơn...”, bà Mai cho hay.
Trên tinh thần gìn giữ các giá trị di sản trường tồn, Báo Thanh Niên tổ chức hội thảo “Bảo tồn và phát triển di sản kiến trúc trong đô thị hiện đại” với sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành:
1. KTS Aldo G.Zoli Lo Prinzi - thành viên Hiệp hội Kiến trúc sư Rome (Ý), Cố vấn kiến trúc cấp cao của Phuc Khang Corporation
2. Ông Trương Kim Quân (Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích TP.HCM)
3. TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM
4. TS-KTS Nguyên Hạnh Nguyên, Trưởng bộ môn lý luận lịch sử - Khoa Kiến trúc nội thất (ĐH Kiến trúc TP. HCM)
5. Nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa Lương Chánh Tòng
6. KTS Nguyễn Thị Tuyết Mai, Tổng giám đốc Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng Mai-Archi
7. Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM
8. PGS-TS-KTS Trần Văn Khải, nguyên Trưởng phòng Quản lý nghiên cứu khoa học và đào tạo sau ĐH, Trường ĐH Kiến trúc TP. HCM
9. KTS Cao Thành Nghiệp thuộc Hội KTS TP. HCM
Vào lúc 8 giờ 30 ngày 10.6.2019 tại hội trường lầu 3 - Tòa soạn Báo Thanh Niên (268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM).
Hội thảo được tài trợ bởi Phuc Khang Corporation - Nhà phát triển công trình Xanh.
|
Bình luận (0)