Ứng dụng mô hình kinh tế số trong ngành công nghiệp văn hóa

06/08/2024 13:38 GMT+7

Trong chuỗi sự kiện Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới lần thứ 43 tại TP.Hạ Long (Quảng Ninh), Phygital Labs đã có bài tham luận về ứng dụng công nghệ để khai thác bản quyền di sản, thúc đẩy công nghiệp văn hóa.

Tại sự kiện, ông Huy Nguyễn, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Công ty Phygital Labs, đã đóng góp ý tưởng về mô hình phát triển kinh tế di sản mới thông qua bài tham luận "Ứng dụng công nghệ để khai thác bản quyền di sản, thúc đẩy công nghiệp văn hóa".

Theo đó, với Giải pháp định danh số Nomion, bản quyền các hiện vật di sản sẽ được khai thác hiệu quả thông qua 3 ý tưởng chủ đạo: Tạo nguồn thu từ việc bán vé tham quan triển lãm số; sản xuất và phân phối các món đồ lưu niệm là bản sao có chứng thực của các hiện vật di sản; tiến đến giao dịch các phiên bản số của hiện vật di sản trên chợ số, hay chợ vật lý số.

Ứng dụng mô hình kinh tế số trong ngành công nghiệp văn hóa- Ảnh 1.

Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO với Công nghiệp văn hóa”

CTV

Định danh số là quá trình gắn mã định danh duy nhất cho mỗi hiện vật, giúp theo dõi và quản lý thông tin chi tiết về nguồn gốc và tạo ra giá giá trị số của chúng. Từ giải pháp định danh số Nomion, công nghệ chip NFC và blockchain được sử dụng để đảm bảo việc truyền tải dữ liệu nhanh chóng và an toàn, đồng thời bảo vệ dữ liệu không thể giả mạo. Quá trình này giúp các cơ quan quản lý di sản bảo vệ hiện vật hiệu quả hơn, chống lại hàng giả và trộm cắp bản quyền, đồng thời tạo thêm những xác thực khoa học từ công nghệ hỗ trợ cho công tác quản lý.

Khi đã được định danh và xác thực, các hiện vật được trưng bày dưới dạng triển lãm số, cho phép du khách từ mọi nơi trên thế giới tham quan qua công nghệ VR, AR và XR. Triển lãm số không chỉ quảng bá di sản văn hóa toàn cầu dễ dàng mà còn tạo ra nguồn thu nhập bổ sung thông qua việc bán vé tham quan online.

Ứng dụng mô hình kinh tế số trong ngành công nghiệp văn hóa- Ảnh 2.

Không gian triển lãm số cổ vật triều Nguyễn

CTV

Giá trị trực tiếp trong mô hình này là sản xuất và phân phối các món đồ lưu niệm, tuy là bản sao của các hiện vật di sản văn hóa nhưng được xác thực, định danh bởi đơn vị sở hữu, từ đó tạo ra các nguồn thu mới và vẫn bảo vệ bản quyền di sản. Công nghệ chip NFC được tích hợp vào các sản phẩm này, cho phép người dùng truy cập thông tin, dữ liệu của hiện vật được số hóa… dễ dàng xác thực bằng di động.

Một hướng đề xuất mở tiếp theo là việc tạo ra và giao dịch các phiên bản số của hiện vật di sản trên chợ số, hay chợ vật lý số, ứng dụng công nghệ blockchain để đảm bảo tính xác thực và an toàn của giao dịch. Điều này giúp mở rộng phạm vi tiếp cận và tạo ra mô hình kinh tế số trong công nghiệp văn hóa.

Ứng dụng mô hình kinh tế số trong ngành công nghiệp văn hóa- Ảnh 3.

Ông Nam Đỗ, nhà đồng sáng lập, Giám đốc công nghệ Phygital Labs, đại diện công ty nhận bằng khen

CTV

Ngoài ra, trong khuôn khổ sự kiện, Phygital Labs đã vinh dự nhận danh hiệu "Startup tiên phong trong Hành trình phát huy giá trị Văn hóa Di sản 2024" do Liên hiệp các hội UNESCO Thế giới trao tặng. Đây là sự ghi nhận cho những nỗ lực trong hành trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ định danh số vào văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa thế giới nói chung của Phygital Labs.

Đồng thời, CEO Huy Nguyễn cũng được vinh danh là "Người tiên phong đưa công nghệ vào Văn hóa Di sản Việt Nam 2024", cho những đóng góp nổi bật, tâm huyết, đầy tính sáng tạo của một chuyên gia công nghệ trở về từ Thung lũng Silicon. "Tôi rất mong những công nghệ mới sẽ là cầu nối để di sản của Việt Nam tiến gần hơn đến giá trị thật của nó và tạo được một cuộc công nghiệp về văn hóa thật sự", ông Huy Nguyễn chia sẻ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.