Thầy Huy cho biết, đây là phần mềm ứng dụng smartphone để nhận diện, kết hợp dùng các công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường để lập trình mô phỏng kiến thức vật lý và hóa học trên nền của thực tại. Phần mềm này giúp học sinh, sinh viên dễ quan sát các phản ứng hóa học, phản ứng hạt nhân mà trước đây phải dùng kính hiển vi mới có thể nhìn thấy. Hiện sản phẩm đã được ứng dụng thành công trong nhiều trường học ở Hà Nội, Vĩnh Phúc và Lào Cai.
Thầy Huy cũng cho biết hiện công trình đã xây dựng được cơ sở dữ liệu của 25 mô phỏng (10 mô phỏng cấu tạo của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, 5 mô phỏng phản ứng hóa học, 10 mô phỏng phản ứng hạt nhân) để sử dụng trong dạy học vật lý và hóa học ở các trường THCS, THPT và các trường CĐ, ĐH. Đặc biệt, sản phẩm dễ dàng ứng dụng và có giá thành rất rẻ so với các thiết bị thí nghiệm truyền thống.
tin liên quan
Ứng dụng độc đáo giúp người không biết ExcelĐể làm ra sản phẩm này, thầy Huy cùng với người cộng sự đắc lực là vợ, chị Nguyễn Thị Hồng Nhung (người vừa tốt nghiệp loại xuất sắc Trường ĐH Giáo dục Hà Nội) đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, thiết kế các bài học thí nghiệm để ứng dụng công nghệ mới.
“Tôi dành thời gian buổi tối để nghiên cứu và thường chỉ ngủ 5 - 6 giờ/ngày”, thầy Huy kể. Dù vất vả nhưng vì sự say mê và nhiệt huyết với nghề, thầy Huy đã không ngừng sáng kiến. Năm 2016, thầy cũng có công trình nghiên cứu đoạt giải nhất của chương trình “Trí thức trẻ vì giáo dục” và được đưa vào Sách vàng sáng tạo VN năm 2017. Cũng từ nguồn giải thưởng này, thầy Huy mới có kinh phí để tiếp tục nghiên cứu.
Nói về mong muốn của mình, thầy Huy cho biết: “Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra nhiều thách thức. Sự thay đổi này đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học tư duy những kiến thức, kỹ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức và yêu cầu mới mà các phương pháp giáo dục truyền thống không thể đáp ứng. Để có thể tận dụng hiệu quả các cơ hội, vượt qua những thách thức, hệ thống giáo dục cần phải xây dựng mô hình mới theo kịp với xu hướng công nghệ hiện đại. Một trong những vấn đề cấp thiết là ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là dạy các môn khoa học tự nhiên”.
Bình luận (0)