Đưa nhựa quay trở về phục vụ nền kinh tế
Nhựa hiện nay đang là một trong những vấn đề nóng trong các thảo luận về sức khỏe môi trường trên toàn cầu. Tuy nhiên, vấn đề không xuất phát từ bản thân loại vật liệu này mà là cách chúng ta sử dụng và xử lý chúng.
“Nhựa có vai trò quan trọng trong sản xuất nói riêng và nền kinh tế nói chung, nhưng đối với môi trường lại hoàn toàn không có giá trị. Vì vậy cấm nhựa không phải là giải pháp, mà cần đảm bảo nhựa chỉ tồn tại trong nền kinh tế, chứ không phải ngoài môi trường và gây ô nhiễm. Nói cách khác, chúng ta có trách nhiệm đưa nhựa quay trở về phục vụ nền kinh tế, biến nhựa trở thành nguồn tài nguyên thay vì chất thải”, ông Đỗ Thái Vương, Phó chủ tịch Phát triển Bền vững và Đối ngoại Unilever Việt Nam chia sẻ.
Để hiện thực hóa tầm nhìn này, năm 2020, Unilever Việt Nam đã cùng Bộ Tài nguyên - Môi trường khởi xướng xây dựng mô hình Kinh tế Tuần hoàn trong Quản lý Rác thải nhựa tại Việt Nam.
Mô hình này hướng đến thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm:
· Phân loại, thu gom, xử lý rác thải nhựa;
· Truyền thông - giáo dục nâng cao nhận thức người dân;
· Áp dụng công nghệ và đổi mới vào quản lý rác thải nhựa;
· Đối thoại chính sách hỗ trợ xây dựng, triển khai mô hình.
Trong đó, nhiệm vụ phân loại tại nguồn và thu gom, xử lý rác thải nhựa là bước cơ bản để đưa nhựa quay trở lại nền kinh tế. Đồng thời, đây cũng là hoạt động giúp Unilever Việt Nam hướng đến hoàn thành cam kết đến năm 2025 sẽ thu gom và xử lý rác thải nhựa nhiều hơn lượng bao bì bán ra.
Phân loại, thu gom, xử lý rác thải nhựa là bước cơ bản đưa nhựa quay trở lại nền kinh tế |
Thành tựu bước đầu tạo dựng thêm nền tảng
Dịch bệnh Covid-19 trong 2 năm qua đã ảnh hưởng đáng kể đến hầu hết mọi hoạt động, trong đó có hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải nhựa. Tuy nhiên, Unilever Việt Nam với tinh thần cam kết cao độ đã xây dựng thành công hệ thống và các trạm phân loại tại nguồn, thu gom và tái chế rác thải nhựa tại Hà Nội thông qua hợp tác cùng URENCO, VietCycle và Duy Tân, với kết quả thu gom 7.500 tấn rác tái chế, trong đó có đến 6.500 tấn rác thải nhựa - có thể chuyển giao tái chế và sử dụng trong sản xuất bao bì của Unilever.
Hoạt động phân loại, thu gom rác thải nhựa từ Unilever Việt Nam và các đối tác |
Bên cạnh nhiệm vụ chính là thúc đẩy Kinh tế Tuần hoàn trong Quản lý Rác thải nhựa, các chương trình phân loại, thu gom và xử lý rác thải nhựa của Unilever Việt Nam còn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong việc cải thiện điều kiện sống của người dân. Điển hình, chương trình “Hồi sinh Rác thải Nhựa” giữa Unilever Việt Nam, VietCycle và Duy Tân hướng đến ưu tiên các đối tượng lao động nữ, người yếu thế, lao động tự do, người khuyết tật tham gia vào chuỗi giá trị, giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao điều kiện sống và giúp họ vực dậy hậu Covid-19. Hiện đã có hơn 1.200 người lao động tham gia vào chương trình này.
Chương trình “Hồi sinh Rác thải nhựa” giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao điều kiện sống người lao động |
Tập đoàn cũng tích cực truyền thông và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích hành động từ cộng đồng thông qua xây dựng và triển khai mô hình phân loại rác tại 42.000 hộ gia đình, 32 trường học, 18 phường xã…ở Hà Nội. Đồng thời, các chiến dịch truyền thông đại chúng của Unilever cũng đạt được hơn 12 triệu lượt tiếp cận.
Đồng thời, các nhãn hàng từ Unilever Việt Nam cũng không ngừng áp dụng công nghệ nhằm tăng khả năng tái chế của bao bì sản phẩm, cũng như sử dụng tối đa nhựa tái chế trong sản xuất bao bì. Điển hình, bao bì của dầu gội dây từ CLEAR được sản xuất từ chất liệu Polyethylene theo công nghệ Mono Material & Smartsense™, trở thành bao bì dầu gội dây có thể tái sinh đầu tiên của CLEAR và tại Việt Nam. Chai của các sản phẩm Sunlight, Comfort, Love Beauty & Planet được sản xuất 100% từ nhựa tái chế.
Bên cạnh đó, Unilever cũng tập trung đối thoại chính sách nhằm hỗ trợ xây dựng và triển khai mô hình Kinh tế Tuần hoàn trong Quản lý Rác thải nhựa. Tham gia vào Tổ Công tác Trách nhiệm Nhà Sản xuất Mở rộng (EPR), Unilever Việt Nam đã cố vấn, hỗ trợ Bộ Tài nguyên - Môi trường xây dựng và phổ biến các quy định về EPR tại Việt Nam.
Bình luận (0)