Ông Victor Ngo, Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam |
Ông có thể chia sẻ lý do của việc thay đổi thương hiệu tại thời điểm này, đó có phải là dấu hiệu của sự thay đổi trong chiến lược của UOB?
Ông Victor Ngo: Chúng tôi đã làm mới thương hiệu để phản ánh rõ ràng Mục tiêu của Ngân hàng là Xây dựng tương lai của ASEAN: Cho con người và doanh nghiệp bên trong ASEAN hoặc có kết nối với khu vực ASEAN. Điều này củng cố cho chiến lược tăng cường sự tập trung và đầu tư vào khu vực của Ngân hàng. Đến hiện tại, chúng tôi là ngân hàng có mạng lưới rộng nhất tại khu vực ASEAN so với các ngân hàng Singapore nói chung. Chúng tôi có niềm tin mạnh mẽ vào tiềm năng của ASEAN, với điều kiện nhân khẩu học thuận lợi và các nền tảng cơ bản vững chắc. Sau đại dịch, khi ASEAN tái khởi động guồng máy tăng trưởng thì đây là thời điểm phù hợp để chúng tôi công bố Mục tiêu của mình một cách rõ ràng và đi kèm với việc làm mới thương hiệu.
Cụ thể thì việc làm mới thương hiệu này có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?
Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực ASEAN, Việt Nam vẫn luôn là thị trường chiến lược của UOB. Chúng tôi tin tưởng vào tiềm năng to lớn của quốc gia thể hiện ở khía cạnh tăng trưởng GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài được hỗ trợ bởi vị trí địa lý chiến lược, môi trường kinh doanh thuận lợi, và lực lượng lao động trẻ năng động.
Kể từ khi tăng vốn điều lệ từ 3 nghìn tỉ đồng lên 5 nghìn tỉ đồng vào tháng 9.2021, UOB tiếp tục đầu tư vào Việt Nam và mở rộng năng lực của mình, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tăng trưởng và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế địa phương.
Chiến lược của UOB giai đoạn tới sẽ như thế nào?
Vào thời điểm UOB kỷ niệm 100 năm thành lập vào năm 2035, chúng tôi muốn trở thành ngân hàng được tin dùng nhất cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp trên các thị trường trọng điểm của chúng tôi. Một ngân hàng khu vực thực sự giúp khách hàng đạt được các nguyện vọng của họ. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi sẽ tập trung trên ba lĩnh vực chiến lược là Kết nối, Cá nhân hóa và Tính bền vững.
Nhờ mạng lưới rộng khắp khu vực ASEAN, chúng tôi có khả năng hỗ trợ xuyên suốt cho các khách hàng để giúp họ phát triển trong khu vực. Từ năm 2015 đến nay, UOB đã hỗ trợ hơn 250 công ty mở rộng hoạt động tại Việt Nam, tạo ra hơn 30.000 việc làm với tổng số vốn FDI hơn 5,8 tỉ đô la Singapore.
Chúng tôi tiếp tục tạo điều kiện thúc đẩy dòng vốn FDI vào Việt Nam và hỗ trợ các công ty Việt Nam mở rộng sang khu vực thông qua các dịch vụ Tư vấn FDI và tận dụng mạng lưới kết nối khu vực sâu rộng của mình.
UOB cũng đang đầu tư tới 500 triệu đô la Singapore cho đến năm 2026 vào các sáng kiến đổi mới kỹ thuật số trên khắp ASEAN, bao gồm cả Việt Nam, để thúc đẩy sự đổi mới và tăng tốc cho các thị trường, nâng cao trải nghiệm ngân hàng kỹ thuật số cho các khách hàng của mình. Chẳng hạn như chúng tôi đang tập trung vào các công nghệ cho phép tạo ra trải nghiệm ngân hàng siêu cá nhân hóa dành riêng cho từng khách hàng, làm cho hoạt động ngân hàng trở nên đơn giản, hấp dẫn và minh bạch đối với tất cả các khách hàng của UOB.
Thông qua các giải pháp tài chính xanh, chúng tôi sẽ giúp khách hàng khởi tạo hành trình phát triển bền vững. Cùng với các tổ chức tài chính trong nước, chúng tôi đóng vai trò quan trọng thúc đẩy cho sự chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, góp phần giúp Việt Nam đạt được cam kết mức phát thải carbon ròng bằng không vào năm 2050.
Mục tiêu của UOB Việt Nam là gì trong năm tới và xa hơn?
UOB sẽ kỷ niệm 30 năm có mặt tại Việt Nam vào năm 2023. Điều này thể hiện cam kết dài hạn của chúng tôi tại đây. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đúng đắn cho khách hàng, nhân viên và cộng đồng địa phương song song với việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh tăng trưởng bền vững.
Chúng tôi sẽ là một mắc xích quan trọng trong mạng lưới của UOB trong khu vực để kết nối khách hàng với những cơ hội tiềm năng phát triển kinh doanh tại Việt Nam và giúp các khách hàng Việt Nam vươn tầm khu vực. Chúng tôi góp phần hiện thực hóa Mục tiêu của Ngân hàng là Xây dựng tương lai của ASEAN.
Bình luận (0)