Chuyên gia Ngô Tuấn Anh - Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, thói quen lạm dụng rượu bia thường xuyên có thể làm gia tăng tình trạng viêm khớp, thoái hóa khớp, làm giảm mật độ xương và gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Nhiều người than phiền về tình trạng đau cơ, đau khớp khắp cơ thể hoặc đau khớp cục bộ ở khớp háng, đầu gối, bàn chân, mắt cá chân và lưng sau những buổi tiệc tùng.
Theo nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ (NCBI), khi hấp thụ thức uống chứa cồn trong thời gian dài, cơ thể dễ gặp rối loạn trong việc tái tạo mô xương, dẫn đến giảm mật độ xương và gây ra loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương. Đặc biệt, bia rượu có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp gối, viêm khớp háng cao hơn 1,8 lần so với bình thường. Ngoài ra, những người mắc bệnh gout còn có nguy cơ tái phát lên đến 75% khi thường xuyên uống 2 - 4 cốc bia mỗi ngày.
Rượu bia có thể “âm thầm” tấn công xương khớp và gây ra các cơn đau tăng dần theo thời gian. Ảnh: Shutterstock |
Ngoài bị ảnh hưởng trực tiếp từ rượu bia, xương khớp của người nhậu còn đối mặt với tình trạng khớp bị tê cứng, đau nhức do ngồi lâu hoặc ngủ không đúng tư thế sau khi uống say - chuyên gia Tuấn Anh cho biết thêm.
Mặc dù bia rượu gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe xương khớp, nhưng không phải ai cũng có thể từ bỏ loại đồ uống này. Do đó, chuyên gia Tuấn Anh dành một số lời khuyên cho người uống bia rượu như sau:
Không uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam giới, 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống liên tục mỗi ngày. Một đơn vị cồn tương đương ¾ lon bia 330ml (5%), 100ml rượu vang tương đương (13,5%) hoặc một chén rượu mạnh 30ml (40%).
Nên uống rượu hoặc bia một cách từ từ, điều này sẽ giúp giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, đồng thời có thời gian để gan kịp ô xy hóa, giảm nguy cơ ngộ độc và say rượu.
Nên ăn no trước khi uống rượu, trong khi uống thì nên uống xen kẽ với nước lọc, ăn nhiều rau xanh để làm loãng độ cồn trong rượu.
Khi ngồi nhậu phải chú ý giữ lưng thẳng, không nên ngồi xếp gối và hạn chế ngồi lâu để tránh ảnh hưởng đến các khớp.
Tuyệt đối không pha rượu với bia hoặc chất kích thích khác vì dễ gây ngộ độc, buồn nôn, chóng mặt, thậm chí tử vong do nồng độ cồn trong máu tăng quá cao.
Sau tất cả những lưu ý trên, chuyên gia Tuấn Anh cũng nhấn mạnh, bên cạnh việc hạn chế bia rượu, mỗi người cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, vận động thể dục thể thao đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, ngủ đủ giấc và tránh sử dụng các chất kích thích quá nhiều… Bên cạnh đó, xương khớp cũng cần được bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt để sụn khớp được tái tạo, giảm viêm đau, làm chậm quá trình thoái hóa. Các tinh chất như Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… đã được khoa học nghiên cứu, chứng minh có thể làm được những điều trên.
Thông thường, đau nhức xương khớp sau khi uống rượu bia thường chấm dứt sau khoảng 1 - 2 ngày. Trong trường hợp cơn đau kéo dài hơn 5 - 7 ngày, kèm theo dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến thăm khám tại các chuyên khoa cơ xương khớp uy tín để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp, chuyên gia Tuấn Anh khuyến cáo.
Xem thêm thông tin về các dưỡng chất tốt cho khớp tại đây.
Bình luận (0)