(TNTS) Mỗi lúc hành kinh, em đau bụng dữ dội, có lúc phải uống thuốc giảm đau. Về lâu dài, việc uống thuốc giảm đau như vậy có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe, đến khả năng sinh sản không?
PGS -TS Nguyễn Hoài Nam, cố vấn y khoa Bệnh viện quốc tế Minh Anh, Phó chủ tịch thường trực Hội Phẫu thuật lồng ngực và tim mạch TP.HCM:
Có nhiều loại rối loạn chuyển hóa lipid, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để khám. Khi có kết quả xét nghiệm mới chẩn đoán được mức độ rối loạn, loại rối loạn, rối loạn chuyển hóa lipid toàn bộ hay chỉ rối loạn chuyển hóa một loại trong khá nhiều loại mỡ trong máu… từ đó, bác sĩ mới tư vấn chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp.
Mỗi lúc hành kinh, em đau bụng dữ dội, có lúc phải uống thuốc giảm đau. Về lâu dài, việc uống thuốc giảm đau như vậy có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe, đến khả năng sinh sản không? (thuyhang_ng2003…@gmail.com).
Bác sĩ CKII - Dương Phương Mai, Phó giám đốc y khoa Bệnh viện Phụ sản quốc tế Sài Gòn:
Hiện tượng đau bụng mỗi khi hành kinh có thể do nhiều nguyên nhân. Triệu chứng đau dữ dội khi hành kinh thường được gọi là thống kinh.
Thống kinh nguyên phát xuất hiện sớm sau những lần hành kinh đầu tiên, do tâm lý căng thẳng khi thấy chảy máu ở âm đạo, hoặc bị ám ảnh về hiện tượng đau bụng mỗi khi mẹ hay chị gái trong gia đình đến ngày có kinh. Thống kinh thứ phát xuất hiện muộn, thường do viêm, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung.
Khi bị thống kinh cần tìm những nguyên nhân thực thể để điều trị tích cực, vì có một tỷ lệ vô sinh ở nữ có liên quan đến bệnh lý lạc nội mạc tử cung. Tạm thời khi chưa tìm ra nguyên nhân có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, kháng viêm như Cataflame, Alaxan…
Bình luận (0)