Không nghi ngờ gì, đây là phương án được các CLB mạnh mẽ ủng hộ. Đơn giản, với 26 vòng thì mọi HLV và nhà quản lý bóng đá cấp CLB đều an tâm hơn, có sự bảo hiểm để sửa sai nếu lỡ sơ sẩy mất điểm ở vài trận đấu. Đó là điều không thể có ở thể thức phân nhóm tranh vô địch và đua trụ hạng khi chỉ một sai lầm sẽ phải trả giá đắt và hầu như không có cơ hội sửa sai trong 13 trận giai đoạn 1 để xếp hạng và phân nhóm.
Cúp hoàng đế Quang Trung diễn ra với cơ chế bong bóng thích ứng với Covid-19 |
Ngọc Linh |
Nhưng vì vấn đề Covid-19, người ta không khỏi băn khoăn về tính khả thi của thể thức mới sẽ khiến V-League 2022 kéo dài hơn V-League 2021 đến 6 vòng đấu. Đến lúc này, khi V-League 2022 chỉ còn gần 1 tháng rưỡi nữa thì Covid-19 vẫn đang tạo ra tác hại lớn nhỏ khác nhau. Những giải giao hữu tập huấn liên tục bị ảnh hưởng nặng như Cúp hoàng đế Quang Trung đá không khán giả, thậm chí giải giao hữu do HAGL đăng cai phải hủy bỏ. CLB TP.HCM cũng phải từ bỏ BTV Cup vì có trường hợp F0. Thay vì tập thể lực, rèn chiến thuật và cọ xát thực chiến như 12 CLB còn lại, thầy trò HLV Trần Minh Chiến đang phải thực hiện cách ly vì dương tính với Covid-19 gần như cả đội. Thực tế chỉ ra số lượng F0 vẫn đang tăng cao ở Hà Nội (đã vượt ngưỡng 2.500 ca/ngày), các sân cỏ châu Âu đang phải giảm lượng khán giả vì biến thể mới bùng phát, trong khi Omicron chỉ mới bắt đầu xuất hiện ở VN... Điều này đặt ra cho những nhà quản lý bóng đá sẽ buộc phải có ít nhất vài phương án dự phòng.
HLV cũ của Son Heung-min muốn Quang Hải thi đấu tại UEFA Champions League |
Đặc biệt, V-League 2022 sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nặng khi VFF ưu tiên quỹ thời gian cho các mặt trận quốc tế gồm vòng loại World Cup 2022, SEA Games (tháng 5), giải U.23 châu Á (tháng 6), ASIAD (tháng 9), AFF Cup 2022 (tháng 12)... Điều này thấy rõ qua việc V-League 2022 khai mạc ngày 19.2 sẽ đá 5 vòng từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 rồi nghỉ liền 3 tháng, khép lại lượt đi vào ngày 20.8 và kết thúc giải ngày 12.11. Nhìn vào diễn tiến phức tạp như hiện tại, không thể không đặt câu hỏi V-League 2022 sẽ có “vắc xin” nào để sống chung an toàn, thích ứng tốt với dịch Covid-19?
Phải chuẩn bị tình huống xấu nhất
Phương án thứ nhất và hoàn hảo nhất là VFF, VPF và các CLB ngồi lại bàn bạc, được sự phê chuẩn của Chính phủ áp dụng cơ chế bong bóng cấp bóng đá quốc nội như Nhật Bản và châu Âu đang làm vài năm qua. Nếu thế, V-League sẽ bảo đảm tính liên tục, bất kể tình hình dịch Covid-19, nhất là khi hầu hết các CLB đều đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, có nơi chuẩn bị tiêm mũi nhắc thứ 3. VFF đã có kinh nghiệm này khi áp dụng cơ chế bong bóng cho tuyển VN tại vòng loại World Cup 2022. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự phối hợp làm việc đồng bộ và đồng thuận cao giữa các cấp. Nếu không, VPF buộc phải tính đến kịch bản V-League gặp nguy cơ khi một số địa phương không cho phép thi đấu vì dịch Covid-19.
Cuối năm 2021, Đại hội đồng cổ đông thường niên Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) đã thông qua việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị VPF đối với ông Lê Minh Dũng và ông Trần Mạnh Hùng. Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường VPF ngày 6.1, đại hội đã bầu bổ sung 3 thành viên vào Hội đồng quản trị, gồm ông Bùi Xuân Hòa (đội Đà Nẵng), Nguyễn Cao Trí (đội TP.HCM), Trương Sỹ Bá (đội SLNA).
Nhật Duy
Một gợi ý là việc tổ chức thi đấu tập trung theo từng cụm sân Bắc - Trung - Nam. Xét về cơ sở vật chất, những trung tâm như Hà Nội (với các vệ tinh Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ, Nam Định), Đà Nẵng (với các vệ tinh Huế, Quảng Nam, Quy Nhơn) và TP.HCM (với các vệ tinh Bình Dương, Đồng Nai, BR-VT, Bình Phước) hoàn toàn có thể đứng ra tổ chức những cụm thi đấu tập trung. Khi V-League đá không khán giả vì Covid-19 thì đá sân nhà - sân khách hay tụ về các cụm sân đá tập trung, về bản chất không khác nhau. Phương án này có thể giúp các đội bóng bảo đảm an toàn dịch tễ, giảm rất nhiều chi phí và thời gian ăn ở, di chuyển... ít nhất là 1/3 trong điều kiện kinh tế khó khăn mà vẫn bảo đảm trả quyền lợi cho các nhà tài trợ với 26 vòng. Hiện Cúp hoàng đế Quang Trung ở Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) cũng mạnh dạn áp dụng cơ chế bong bóng thích ứng an toàn với Covid-19 bằng nguyên tắc rất rõ ràng: ai F0 sẽ được đưa đi cách ly, số còn lại khi kiểm tra âm tính vẫn hoạt động bình thường.
Áp dụng linh hoạt theo tình hình
HLV Trần Minh Chiến của CLB TP.HCM chia sẻ: “Thật sự lúc này dịch Covid-19 vẫn ảnh hưởng lớn đến quá trình chuẩn bị và có thể là việc thi đấu của các CLB V-League mùa giải tới. Bản thân CLB TP.HCM đang phải ứng phó dịch Covid-19, với rất nhiều ca F0 trong đội. Cá nhân tôi cũng vừa bị F0 và đang thực hiện cách ly, uống thuốc điều trị. Nhìn vào tình hình bùng phát biến thể mới, trong đó có Omicron ở châu Âu, tôi cho rằng BTC V-League 2022, VFF và các CLB cũng phải cùng làm việc với nhau để thống nhất những kịch bản dự phòng khi một vài địa phương không đồng ý cho các trận đấu bóng đá được diễn ra. Điều này nên sớm xác định với nhau, tránh cảnh khi gặp chuyện lại tranh cãi, thay đổi tới lui, rất bị động cho các CLB. Phương án đá theo các cụm sân ở 3 miền cũng là một gợi ý hợp lý, VPF có thể áp dụng linh hoạt tùy theo tình hình dịch Covid-19 cụ thể. Việc đá theo cụm không chỉ giảm thiểu bùng phát dịch Covid-19 mà còn giúp BTC và các CLB tiết kiệm được tài chính và vẫn bảo đảm số lượng trận đấu. Quan trọng là VPF phải thuyết phục được các tỉnh thành liên quan sớm thống nhất các phương án dự phòng để đảm bảo có phương án ngay, thích nghi an toàn với mọi điều kiện chống dịch. Bản thân các CLB cũng phải nghiêm khắc tuân thủ nguyên tắc phòng chống dịch, 5K theo chỉ đạo của VPF để làm sao V-League 2022 có thể an toàn về đích, tránh câu chuyện buồn mùa 2021”.
Điều quan trọng là VPF cần chủ động chuẩn bị nhiều kịch bản, đưa ra thảo luận một cách hợp lý với VFF và các CLB để sớm đạt đồng thuận, tránh trường hợp bị động và gây căng thẳng không đáng như năm ngoái.
Bình luận (0)