Không có cầu thủ để đá
Là người ký công văn gửi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF), VPF kiến nghị tạm dừng tứ kết Cúp quốc gia, các giải chuyên nghiệp và các giải trẻ trong năm 2020, ông Lê Hồng Cường, Tổng giám đốc Công ty cổ phần bóng đá Becamex Bình Dương, cho hay: “Nếu giải kéo dài sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, nhiều khoản chi phí phải lo thêm, trong đó đáng kể nhất là tiền lương và phí lót tay cho các cầu thủ. Chi phí cho cả mùa giải của các CLB lên hàng chục tỉ đồng, nếu giải tạm hoãn mà không may kéo dài thêm 1 tháng so với dự kiến ban đầu thì ít nhất cũng tốn thêm mấy tỉ bạc. Nhưng cái đáng lo nhất là CLB không có cầu thủ để đá. Vì khi các cầu thủ hết hợp đồng, họ sẽ ký với các CLB khác, chứ họ không thể vì mình mà ở lại đá thêm quãng thời gian phát sinh. CLB sẽ vô cùng khó khăn. Cho nên Ban điều hành phải xem xét thật kỹ lưỡng, bởi nếu dịch bệnh Covid-19 chuyển biến phức tạp và kéo dài thì nên có quyết định hợp lý để các CLB không bị động”.
|
|
Cách đây ít ngày, sau khi VPF tuyên bố sẽ chưa dừng hẳn giải 2020 vì còn tùy thuộc vào các cấp có thẩm quyền, lãnh đạo CLB Thanh Hóa không phản ứng quá mạnh dù trước đó cũng đã có công văn xin hủy giải kể từ vòng 12 V-League, trao luôn chức vô địch cho đội Sài Gòn - đội đang đứng đầu bảng xếp hạng. Nhưng có vẻ như Chủ tịch CLB Thanh Hóa Nguyễn Văn Đệ ít nhiều vẫn “cấn cá” trong lòng.
Hôm qua 1.8, bầu Đệ lại lên tiếng: “Tôi lo lắm. Tình hình dịch bệnh chưa thể kiểm soát ngay được trong ngày một ngày hai đâu mà có nguy cơ phức tạp hơn. Nếu dịch có chiều hướng lan rộng thì sao đá được đây. Đấy, ngay trong ngày 1.8, VFF đã phải có lệnh bằng văn bản, cho dừng tổ chức các trận đấu tại bảng B giải hạng nhì, tạm dừng lượt về vòng loại giải U.15 quốc gia, giải bóng đá nữ U.16 quốc gia. Tổ chức tiếp các giải chuyên nghiệp sẽ mất an toàn, tính rủi ro rất cao”.
Tiết kiệm được 13 tỉ đồng/tháng nếu giải dừng hẳn
|
“Không thể có phát sinh”Một số đội khác lại không muốn dừng giải ngay, trong đó có CLB Hà Nội, Viettel, Than Quảng Ninh, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh... Các đội này cho rằng ngay từ đầu mùa, kế hoạch tài chính cho cả mùa đã được duyệt nên dù có đá hay hoãn, khoản tài chính đó vẫn được giữ nguyên chứ không hề có sự phát sinh.
Lãnh đạo một trong số các CLB nói trên (xin được giấu tên) cho biết: “Tôi chả hiểu các đội kêu ca phát sinh thì phát sinh cái gì vì dù đá hay không đá, hợp đồng với cầu thủ cũng phải đến hết 31.10 mới hết hạn. Khi hợp đồng còn hiệu lực thì lương phải trả đủ, chứ sao gọi là phát sinh. Thật ra trên thực tế, nếu không đi thi đấu, còn tiết kiệm được chi phí di chuyển hay tiền thưởng. Trừ phi giải hoãn đến tận tháng 11 hay tháng 12 mới đá lại thì lúc đó mới có khoản phát sinh. Nhưng phải tin vào Chính phủ, vào các cơ quan phòng chống dịch chứ. Covid-19 sẽ lại được kiểm soát tốt và có lẽ giữa tháng 9 là giải đấu sẽ tái khởi tranh được thôi”. Nhật Duy |
|
Còn ông Nguyễn Húp, Chủ tịch CLB Quảng Nam, nói: “Đội của chúng tôi mỗi tháng có những khoản chi sau đây: Phí lót tay cho cầu thủ: 10 tỉ đồng, trong đó 3 ngoại binh đã là hơn 5 tỉ đồng vì mỗi ngoại binh tiền lót tay khoảng 80.000 USD (hơn 1,8 tỉ đồng). Tiền lương, ăn ở, đi lại vào khoảng 2,5 - 3 tỉ đồng. Nếu dừng hẳn giải thì sẽ tiết kiệm được các khoản nói trên ngay từ tháng 8”.
Bình luận (0)