|
Hồi tháng 5.2014, Thời báo Hoàn Cầu, tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng đưa tin Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng một đảo nhân tạo gần đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.
Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 7.6 dẫn lời các chuyên gia hải quân Trung Quốc cho rằng kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo ở bãi đá Chữ Thập thuộc Trường Sa đã được đệ trình lên lãnh đạo trung ương Trung Quốc và đang đợi phê duyệt.
Ông Jin Canrong, giáo sư khoa quan hệ quốc tế thuộc Đại học Renmin ở thủ đô Bắc Kinh, nhận định đảo nhân tạo mà Trung Quốc định xây có kích thước ít nhất gấp đôi kích thước căn cứ căn cứ quân sự Mỹ (diện tích 44 km2) ở đảo sang hô vòng Diego Garcia trên Ấn Độ Dương.
Cơ quan nghiên cứu, thiết kết và đóng tàu Trung Quốc số 9 (trụ sở ở thành phố Thượng Hải) sẽ chịu trách nhiệm xây dựng đảo nhân tạo này, theo Thời báo Hoàn Cầu.
Cũng theo Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc sẽ xây dựng các cơ sở quân sự, bao gồm một căn cứ không quân và một cảng hải quân, một khu nhà nghỉ, tòa nhà văn phòng, nhà thi đấu thể thao và một nông trại trên hòn đảo nhân tạo này.
Tờ báo này cho biết thêm hòn đảo nhân tạo giúp các tàu chiến Trung Quốc phản ứng nhanh nếu có xung đột trong khu vực.
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo ở bãi đá Chữ Thập, nếu được phê chuẩn, sẽ là một bước đệm để Trung Quốc chuẩn bị tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên bao trùm hết biển Đông, sau khi tuyên bố vùng tương tự tại biển Hoa Đông.
Một vị tướng nghỉ hưu của quân đội Trung Quốc cho rằng việc xây dựng đảo nhân tạo sẽ giúp Trung Quốc chuẩn bị tốt hơn trong việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông.
Nhưng các nhà phân tích cảnh báo việc Trung Quốc chiếm bãi đá Chữ Thập sẽ làm tổn hại quan hệ giữa nước này với các nước láng giềng.
Bà Zhang Jie, một chuyên an ninh khu vực thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết Trung Quốc có khả năng xây dựng đảo nhân tạo nhiều năm trước, nhưng “chúng tôi đã kiềm chế vì không muốn gây ra nhiều tranh luận”.
Tuy nhiên, năm 2014 chứng kiến “một bước ngoặt” khi chính quyền Trung Quốc có những động thái bị lên án trong khu vực, cụ thể là việc triển khai giàn khoan trái phép Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam, bà Zhang cho hay.
Trung Quốc điều động hàng trăm tàu đến bảo vệ giàn khoan và tàu Trung Quốc còn ngang ngực đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu của các lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, đâm chìm tàu các tại khu vực hạ đặt giàn khoan.
Các chuyên gia cũng cảnh báo những động thái như thế này của Trung Quốc đang gây bất ổn trong khu vực.
Phúc Duy
>> Trung Quốc sắp xây đảo nhân tạo ở Trường Sa
>> Chuyên gia Trung Quốc: Giàn khoan Hải Dương-981 sẽ được đưa đến Trường Sa
>> Philippines: Trung Quốc tiếp tục khiêu khích để thực hiện kế hoạch bành trướng biển Đông
>> Tự mình ‘thao túng’ ASEAN, Trung Quốc đi đổ vấy cho Việt Nam-Philippines
Bình luận (0)