"Điều này được thể hiện qua việc lãnh đạo, quan chức cấp cao, các phái đoàn kinh tế, chính trị hai bên thường xuyên thăm viếng lẫn nhau. Việt Nam là đối tác thương mại chính của Áo ở Đông Nam Á", vị chuyên gia nói thêm.
"Với quan hệ rất tốt hiện có, tôi mong rằng hợp tác thương mại hai bên sẽ còn được tăng cường hơn nữa trong những năm tới. Việt Nam là một phần quan trọng của mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo - Pacific). Do đó, Việt Nam là một địa điểm rất hấp dẫn đối với các công ty châu Âu và Áo. Tôi cũng kỳ vọng rằng nhiều lĩnh vực hợp tác giữa hai nước sẽ phát triển hơn nữa như hợp tác nghiên cứu học thuật và trao đổi sinh viên", ông Alfred Gerstl kỳ vọng.
Không những vậy, theo ông Alfred Gerstl, Áo lẫn Liên minh Châu Âu (EU) đều nhận thức được tầm quan trọng của Việt Nam trong ASEAN. Do đó, Việt Nam thu hút sự quan tâm của EU nói chung và các thành viên như Áo nói riêng nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ với ASEAN.
Thực tế gần đây, EU cũng như các thành viên ngày càng đề cao vai trò của ASEAN, trong đó có VN, ở Indo - Pacific. Mới đây, Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại, Phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu Josep Borrell đã có cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông Đông Nam Á. Qua đó, ông Borrell khẳng định EU phải tăng cường quan hệ hợp tác với ASEAN, bởi khối này đóng vai trò quan trọng ở Indo - Pacific.
Nhận xét khi trả lời Thanh Niên về phát biểu của ông Borrell, GS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, học giả tại Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật) đánh giá: "Việc thừa nhận vai trò trung tâm của ASEAN là mấu chốt để gắn kết các bên vào Indo - Pacific. EU hiểu rằng bất kỳ hoạt động bền vững nào được tăng cường trong Indo - Pacific đòi hỏi phải có chính sách ngoại giao chủ động hướng tới ASEAN với tư cách là một nhóm tập thể. Đồng thời EU và các thành viên cũng cần có chính sách ngoại giao đối với các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Singapore hay Indonesia...".
Trong bối cảnh đó, việc tăng cường hợp tác với Việt Nam là một trong các ưu tiên của các thành viên EU.
Bình luận (0)