Ý kiến trên được đưa ra khi PGS-TS Khuất Tân Hưng mới đây trả lời Thanh Niên.
Ông có nghĩ việc tìm cách công nhận di tích cho các công trình đó là một giải pháp hay không?
|
Như vậy, cần tìm cách để hỗ trợ cộng đồng tự giải quyết câu chuyện di sản phải không, thưa ông?
Nhà nước nếu không quản lý hết được thì phải có cách gì đó để cộng đồng đứng ra giải quyết câu chuyện của họ như giáo dục nâng cao hiểu biết, hỗ trợ chuyên môn. Tức là vai trò của nhà nước phải có, nhưng không phải là can thiệp sâu quá. Làm sao để mọi người hiểu đó không chỉ là tài sản của cộng đồng riêng lẻ mà còn có ý nghĩa lớn lao hơn trong một cộng đồng lớn là quốc gia. Nhà nước có thể cử chuyên gia tới đóng góp, tất nhiên phải có biện pháp đánh giá giá trị giúp cộng đồng, cho người ta nâng cao nhận thức và hiểu về di sản họ đang có.
Ông đánh giá ý thức di sản hiện nay ở các địa phương như thế nào?
Đang yếu ở khắp nơi. Ngay trong giới kiến trúc sư, giới phải hiểu về di sản rất nhiều, cũng chưa tốt. Ở nhiều quốc gia, chương trình đào tạo kiến trúc sư lồng ghép kiến thức di sản rất nhiều. Nhưng ở VN, thời lượng dành cho các môn học liên quan bảo tồn di sản kiến trúc rất ít, không có đồ án, không có bài tập. Vì thế sinh viên không quan tâm nhiều đến di sản kiến trúc, kéo theo những hệ lụy khi hành nghề. Nhận thức của các cán bộ quản lý địa phương về di sản cũng chưa cao. Thậm chí, ngay cả cán bộ của Sở Xây dựng cũng chưa chắc hiểu hết giá trị của di sản kiến trúc địa phương mình.
Còn các điều luật liên quan đến xây dựng, trùng tu thì sao, có bảo đảm để di sản chưa được công nhận di tích được gìn giữ tốt, hoặc được xây dựng thêm một cách hợp lý không?
Bảo tồn di tích là ứng xử với công trình đã có sẵn, có bề dày văn hóa lịch sử, cần có nền tảng kiến thức vừa sâu vừa rộng về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật... Tuy nhiên, hiện nay việc cấp chứng chỉ hành nghề bảo tồn quá dễ, ngay cả những người không phải là kiến trúc sư như kỹ sư xây dựng cũng có thể được cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành một khóa bồi dưỡng ngắn hạn về di tích và tu bổ di tích.
Một học viên cao học từng chủ trì để tu bổ một ngôi chùa di tích quốc gia, sau đó việc trùng tu bị lên án. Học viên đó nói với tôi rất hối hận vì không được đào tạo những kiến thức về di sản. Trùng tu, bảo tồn kém có lỗi của người trùng tu, nhưng người quản lý cũng có lỗi vì cho phép họ làm.
Với những di sản chưa là di tích thì chúng ta nên làm thế nào?
Nên kiểm kê lại các di sản, trong đó có hệ thống nhà thờ, chùa. Thông qua đó người dân và cộng đồng sở hữu di sản đó có cơ hội biết mình đang sở hữu cái gì, quý giá thế nào, để nếu họ định làm gì họ sẽ suy nghĩ đa chiều hơn.
Luật Di sản văn hóa nên tiếp tục được sửa đổi, đưa vào một số khái niệm di sản mới và làm rõ hơn những khái niệm đó. Chẳng hạn, di sản đô thị, di sản định cư, quần thể di sản hay chuỗi di sản. Với nhà thờ chánh tòa Bùi Chu, nếu được đặt trong mối quan hệ với hệ thống nhà thờ ở Nam Định, rồi mở rộng ra các địa phương lân cận như Thái Bình, Ninh Bình... thì sẽ thấy đó là một chuỗi di sản tôn giáo đặc sắc, thống nhất trong sự đa dạng. Một công trình đơn lẻ có thể ít giá trị, nhưng khi nó là thành phần của một chuỗi di sản thì giá trị sẽ được gia tăng lên rất nhiều.
Xin cảm ơn ông!
Bình luận (0)