Đề nghị xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa đối với Nhà thờ Thủ Thiêm

19/12/2019 19:29 GMT+7

Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm nằm trong 10 công trình được đề nghị xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh TP.HCM.

Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) TP.HCM vừa có tờ trình UBND TP.HCM về kết quả họp Hội đồng xét duyệt xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh TP.HCM.

Theo đó, Hội đồng xét duyệt xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh TP.HCM họp xét duyệt, thông qua các hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích đối với 10 di tích, gồm:

Di tích kiến trúc nghệ thuật Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, số 53 đường Nguyễn Du, P.Bến Nghé (Q.1).

Trường THCS Võ Trường Toản, số 11 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Bến Nghé (Q.1).

Di tích kiến trúc nghệ thuật Phụng Sơn Tự (chùa Phụng Sơn), số 338 - 340 đường Nguyễn Công Trứ, P.Nguyễn Thái Bình (Q.1).

Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà thờ Thủ Thiêm, số 58 khu phố 1, P.Thủ Thiêm (Q.2).

Nhà thờ Thủ Thiêm

Trung Dung

Di tích kiến trúc nghệ thuật Tu viện Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, số 76 khu phố 1, P.Thủ Thiêm (Q.2).

Di tích kiến trúc nghệ thuật Miếu Sa Tân, số 46 đường Trần Bá Giao, P.5 (Q.Gò Vấp).

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình An Hội, số 307/24 đường số 10, P.8 (Q.Gò Vấp).

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền thờ họ Trương và khu mộ ông bà Trương Minh Thành, số 82/5 đường Lý Thường Kiệt, và hẻm 102 (cạnh nhà số 102/20A) đường Lý Thường Kiệt, P.7 (Q.Gò Vấp).

Lăng Võ Tánh nằm trong 10 công trình đề nghị xét duyệt di tích lịch sử - văn hóa lần này

Tư liệu

Di tích kiến trúc nghệ thuật Lăng Võ Tánh, số 19 đường Hồ Văn Huê, P.9 (Q.Phú Nhuận).

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Thần Linh Đông, P.Linh Chiểu Đông (Q.Thủ Đức).

Theo Sở VH-TT, trong 10 công trình, địa điểm nêu trên có 8 công trình, địa điểm thuộc danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thành phố giai đoạn 2016 - 2020.

Đối với 2 công trình là Nhà thờ Thủ Thiêm, Tu viện Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm được lập hồ sơ khoa học di tích năm 2019 sau khi có sự chỉ đạo của lãnh đạo TP.HCM.

Đại diện cơ quan, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học nhận định, đánh giá hai công trình tôn giáo nói trên được xây dựng khá sớm tại vùng đất Thủ Thiêm và có giá trị lịch sử - văn hóa nhất định; góp phần bảo tồn sự phong phú di sản kiến trúc cổ đô thị tại thành phố.

Đồng thời, hai công trình còn góp phần làm phong phú cho lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Thủ Thiêm - vùng đất đã hình thành khoảng thế kỷ 17 - 18 ở Sài Gòn - TP.HCM.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.