Chiếc xe du lịch nhỏ màu trắng chở chúng tôi chạy bon bon trên đường về hướng Golden Hills, tạm dịch là Đồi Vàng, cách nơi ở khoảng 15 phút lái xe. Hai bên đường quang cảnh mang những nét còn sót lại của địa hình sa mạc cứ vun vút lùi về phía sau. Cảnh sắc lạ lùng trên đường đi không thể nào bằng cái phấn khích đang tràn ngập lòng khi biết được mình đang đi đến khu văn hóa Việt Nam mà theo tiến sĩ Châu Nhật Tân, người đứng đầu công trình tại Golden Hills, đây là quần thể văn hóa Việt Nam lớn nhất tại Mỹ.
|
Từ tuyệt tác mẹ u Cơ
Đến chân núi, chiếc xe lắc lư trên con đường gập ghềnh hơn, tiếp tục đưa chúng tôi lên tới phần đỉnh thấp của Golden Hills. Lỗ tai người nào người nấy bắt đầu kêu lụp bụp, dấu hiệu thay đổi áp suất khi lên một độ cao tương đối so với mặt nước biển. Được biết, Golden Hills, nằm ở phía bắc Los Angeles phải hơn 1.500 m.
Trên đường vào khu văn hóa Việt, xe đi ngang một bãi đá vụn, nhìn xa chẳng khác nào sỏi đá bình thường. Tuy nhiên, chỉ cần nhúng vào nước và chà rửa sạch sẽ, những viên ngọc thô bắt đầu hiện ra với đủ màu sắc tuyệt đẹp, từ trắng, nâu đến xanh nhạt và xanh biếc; từ ngọc một màu đến ngọc có vân và các màu pha với nhau. Khi được hỏi, đống ngọc thô này ở đâu ra, để làm gì? Người hướng dẫn cho hay họ đã bất ngờ đụng phải một khu mỏ lộ thiên toàn ngọc và ngọc khi đang khai phá đường sá, nên “xúc” được nhiều rất nhiều đá dạng này. Và theo tinh thần cái gì của thiên nhiên thì cứ nên trả lại cho thiên nhiên, họ đã dùng ngọc thô trải thảm tại những điểm quan trọng trong khu văn hóa Việt cách đó không xa.
|
Để dẫn chứng, họ dẫn chúng tôi đến đài dựng tượng Bách Việt Long Tiên, gọi tắt là tượng bà u Cơ. Đây là tác phẩm do TS Châu Nhật Tân sáng tác và thiết kế, dựa trên truyền thuyết khai sinh ra Việt tộc, từ chuyện bà u Cơ thuộc giống Tiên, kết hợp với Lạc Long Quân thuộc giống Rồng, sinh ra trăm trứng. Hình ảnh rồng đỏ - Lạc Long Quân là sự biểu hiện của nước, được tạo hình dưới dạng uốn cong, làm bệ nâng đỡ và ôm ấp mẹ u Cơ, thể hiện sự quyện chặt không rời của “đất + nước”. Tất cả đều nhằm tôn vinh sự thống nhất Việt tộc.
Đến nhà rường cổ 300 năm
Từ tượng bà u Cơ, có thể thấy nhà rường cổ của Việt Nam ở phía bên trái, trước khi đến công trình chùa Một Cột đang đổ xong phần móng. Còn bên phải là bức tường văn hóa mới được dựng lên nhưng chưa tô vẽ, kế bên là tượng đức Trần Hưng Đạo và lên dốc sẽ là nơi đặt khu bảo tàng Việt Nam. Trong những công trình vừa kể, nhà rường cổ đã hoàn thiện từ năm ngoái nhưng công tác thu gom vật liệu và vận chuyển đã được bắt đầu từ nhiều năm trước.
|
TS Châu Nhật Tân cho hay ông đã nhờ một công ty ở Việt Nam chịu trách nhiệm tìm kiếm từng bộ phận để xây nhà rường, từ cột đến các thanh đà tại Tây Ninh. Ước tính nhiều phần của bộ khung ngôi nhà phải trên dưới 300 năm, và chi phí khoảng 70.000 - 80.000 USD. Đến năm 2009, việc thu gom vật liệu đã hoàn tất và được chuyển đến Mỹ, sẵn sàng cho phần xây dựng. Nhưng phải đến giữa tháng 6.2010, công tác ráp nhà rường cổ mới chính thức bắt đầu. Điều này do thời tiết tại Golden Hills chỉ cho phép làm việc tối đa 6 tháng/năm, phần thời gian còn lại thì mưa, tuyết, khí hậu lạnh lẽo và gió rát, không thích hợp cho công tác xây dựng.
TS Châu Nhật Tân cho hay công tác lắp nhà rường đã quy tụ hơn 200 người tham gia với đủ quốc tịch từ nhiều nơi trên thế giới, trong đó phần lớn là thân hữu, một số là sinh viên của Học viện Voviology, do ông sáng lập từ năm 2006. Có thể kể đến cô Marie, sinh viên Trường Ecole Normale Supérieure (lò đào tạo tổng thống, chính khách của Pháp), Romain, sinh viên Trường ESCIP... Đứng trong nhà rường, tận mắt quan sát từng góc cột, phần khung đà, những viên gói, mới thấy công trình này có ý nghĩa như thế nào. Khi hỏi về toàn bộ chi phí để cho một ngôi nhà cổ của Việt Nam đứng sừng sững trên Đồi Vàng nước Mỹ như hiện nay, TS Châu Nhật Tân mỉm cười ý nhị: “Đây là một dự án văn hóa, chứ không với mục đích đơn thuần là chơi nhà rường cổ, và đối với tôi, nó là vô giá”.
|
Rời nhà rường, chúng tôi lên dốc đi đến công trình chùa Một Cột đang trong giai đoạn thi công. TS Tân giải thích rằng về mặt thiết kế, chùa Một Cột tại Golden Hills sẽ không khác gì bản chính ở thủ đô Hà Nội. Duy có một điểm khác là khu hồ chứa chùa sẽ không rộng như nguyên mẫu, vì muốn đào cái hồ như vậy phải thỏa nhiều điều kiện về an toàn theo quy định về xây dựng ở Mỹ. Được biết, phải mất 10 ngày mới làm xong phần móng kiên cố của ngôi chùa, trong khi công đoạn khoét núi, mở đường đã được thực hiện 1 năm trước đó. Trong khi đó, bức tường văn hóa Việt Nam đã được dựng lên, nhưng mới dừng lại ở phần thô, chờ vật liệu vận chuyển từ Việt Nam sang. Ý tưởng chủ đạo của toàn bộ tác phẩm không ngoài niềm mong ước nung nấu bao năm là đất nước sẽ hóa rồng.
Có lẽ xúc động nhất là khi được đọc lại bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư mà thượng tướng Trần Quang Khải viết sau khi nhà Trần chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai giữa quang cảnh hùng vĩ của núi rừng cách quê hương cả nửa vòng trái đất. Trong tiếng rì rào của rừng cây, hòa quyện với không khí trong vắt, những câu thơ đã học khi xưa chợt bật ra khỏi miệng một cách vô thức, thấm đẫm lòng tự hào về lịch sử hào hùng khi xưa của tổ tiên.
|
Càng xúc động hơn khi biết được TS Châu Nhật Tân đang thực hiện ước mơ nâng giá trị của văn hóa Việt lên tầm thế giới, sánh ngang cùng các nền văn hóa chủ đạo của toàn cầu. Khu bảo tồn văn hóa Việt là dự án đầu tiên trong cụm các nền văn hóa chính, như Ấn Độ, u - Mỹ, Ả Rập, Trung Quốc... “Ai cũng có nguồn cội, phải đi từ điểm gốc của mình”, TS Tân chia sẻ.
Nhìn từng dự án văn hóa Việt đang hình thành, chúng tôi mong mỏi được đến thăm một lần nữa sau khi hoàn tất. Lúc đó, nền văn hóa Việt Nam có quyền tự hào về một chỗ đứng vững chắc trong nền văn hóa của cả thế giới.
Hơn 1 triệu USD cho khu văn hóa Việt Theo giải thích của TS Châu Nhật Tân, nếu đi từ hướng tây sang đông, tượng đài Trần Hưng Đạo sẽ là điểm văn hóa Việt đầu tiên, kế đến là bức tường văn hóa và xung quanh là khu trưng bày những vật phẩm mang màu sắc văn hóa, rồi đến tượng đài Bách Việt Long Tiên, nhà rường và cuối cùng là chùa Một Cột. Đối diện bức tường văn hóa Việt Nam là chiếc ghe Tam Bản đại diện cho văn hóa và tình người. Tất cả đều được phối trí trên một đường thẳng. Tổng diện tích khu văn hóa Việt là trên 100 mẫu. Nếu chỉ tính riêng các công trình, chưa kể cơ sở hạ tầng như đường sá, chi phí đã vượt trên 1 triệu USD. |
Bài và ảnh: Thụy Miên
(viết từ Mỹ)
>> Văn hóa Việt trong hội bia của Đức
>> Sự kiện văn hóa Việt Nam tại Nga
>> Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản 2012
>> Ngày hội giao lưu văn hóa Việt Nam-Campuchia năm 2012
>> Chạm" vào văn hóa Việt
>> Người mở cửa văn hóa Việt ra thế giới
Bình luận (0)